Viêm âm đạo do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu đường sinh dục của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này xảy ra khi có sự mất cân bằng của những vi sinh vật bình thường thường trú ở âm đạo với sự suy giảm Lactobacillus và sự phát triển quá mức của những vi khuẩn khác. Phần lớn những vi khuẩn được phát hiện là Gardnerella vaginalis, Prevotella, Porphyromonas, Bacteroides, Peptostreptococcus, Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum, và Mobiluncus. Tần suất mắc

VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN
 
(Nguồn: Hướng dẫn điều trị  2016 – Bệnh viên Hùng Vương) 
  1. GIỚI THIỆU
  1. Định nghĩa
    Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu đường sinh dục của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này xảy ra khi có sự mất cân bằng của những vi sinh vật bình thường thường trú ở âm đạo với sự suy giảm Lactobacillus và sự phát triển quá mức của những vi khuẩn khác. Phần lớn những vi khuẩn được phát hiện là Gardnerella vaginalis, Prevotella, Porphyromonas, Bacteroides, Peptostreptococcus, Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum, và Mobiluncus.
  1. Tần suất mắc
40-50% ở phụ nữ có hội chứng tiết dịch ở âm đạo
  1. Yếu  tố nguy cơ
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Thay đổi hormone do mang thai, cho con bú, hoặc thời kì mãn kinh
  • Thụt rửa âm đạo
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng
  • Quan hệ tình dục
  • Nhiễm trùng
  1. TRIỆU CHỨNG
50-75% nhiễm khuẩn âm đạo thường là không có triệu chứng. Để chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo thường có 3 trong 4 triệu chứng theo tiêu chuẩn của Amsel:
  • Khí hư: có mùi hôi, màu trắng xám, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo
  • Test Sniff dương tính: (thử nghiệm mùi cá ươn với KOH 10%)
  • pH âm đạo >4.5
  • Có sự hiện diện của tế bào Clue khi nhuộm Gram. Ngoài ra có thể có các triệu chứng sau:
  • Ngứa âm hộ
  • Viêm nề âm hộ
  • Đau khi giao hợp
  1. ĐIỀU TRỊ
  1. Đối với phụ nữ không có thai
  • Dùng một trong các phác đồ sau đây:
  • Metronidazol 2g (hoặc Tinidazol 2g, Secnidazol 2g) uống liều duy nhất hoặc
  • Metronidazol 500mg uống 2 lần/ngày × 7 ngày hoặc
  • Climdamycin 300mg uống 2 lần/ngày × 7 ngày
  • Khuyến cáo không nên điều trị cho bạn tình của bệnh nhân nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Có thể dùng kèm thuốc đặt âm đạo hoặc gel bôi âm đạo có chứa Metronidazol và Clindamycin.
  1. Đối với phụ nữ mang thai
  • Những phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo có nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến cáo sàng lọc tại BV đối với tất cả các phụ nữ mang thai, bởi vì không có bằng chứng cho thấy sàng lọc và điều trị nhiễm trùng âm đạo không triệu chứng sẽ làm giảm nguy cơ sinh non.
  • Điều trị nhiễm trùng âm đạo có triệu chứng ở phụ nữ mang thai nhằm làm giảm triệu chứng:
+ Metronidazol 500mg uống 2 lần/ngày × 7 ngày
+ hoặc Clindamycin 300 mg uống 2 lần/ngày × 7 ngày
  • Nên điều trị nhiễm trùng âm đạo không triệu chứng ở phụ nữ mang thai khi có kế hoạch chấm dứt thai kỳ. Điều trị trước mổ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu sán.
  • Một số bác sĩ tránh sử dụng Metronidazole trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi vì nó đi qua nhau thai, và do đó có tiềm năng gây quái thai. Tuy nhiên theo phân tích đã không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ giữa việc tiếp xúc Metronidazol trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ và dị tật bẩm sinh. CDC, AJOG đã không còn phản đối việc sử dụng Metronidazol trong tam cá nguyệt đầu tiên.

các bài viết khác