Rạch nang và áp xe tuyến Bartholin

Tuyến Bartholin là tuyến lớn của tiền đình, tương đương với tuyến Cowper’s ở nam giới. Mỗi tuyến được bao bọc mỗi phần bởi mô cương cứng của hành tiền đình và thoát ra ngoài nhờ một ống dài khoảng 2-2,5cm đổ vào lỗ âm đạo ở phía bên ngoài màng trinh ở vị trí 4 giờ hoặc 8 giờ.

RẠCH NANG VÀ ÁP-XE TUYẾN BARTHOLIN
(Nguồn: Thực hành sản phụ khoa – nhà xuất bản Y Học)
 
1. Vị trí cơ thể học của tuyến Bartholin.
  • Tuyến Bartholin là tuyến lớn của tiền đình, tương đương với tuyến Cowper’s ở nam giới.
  • Mỗi tuyến được bao bọc mỗi phần bởi mô cương cứng của hành tiền đình và thoát ra ngoài nhờ một ống dài khoảng 2-2,5cm đổ vào lỗ âm đạo ở phía bên ngoài màng trinh ở vị trí 4 giờ hoặc 8 giờ.
  • Ở người khỏe mạnh bình thường không được nắn thấy được tuyến Bartholin vì có kích thước như hạt đậu khoảng 1 cm.
  • Mô cương cứng của hành cương len trong quá trình hoạt động sinh dục, các tuyến này tiết ra dịch nhầy có tác dụng bôi trơn đường sinh dục. Tuy nhiên việc cắt bỏ tuyến này không ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của phụ nữ.
2. Sư hình thành nang tuyến Bartholin.
Nang tuyến Bartholin được hình thành so ống tuyến bị tắc nghẽn, thường vô khuẩn hay do viêm nhiễm bởi vi khuẩn, kể cả lậu cầu. Nang phình to, kích thước thay đổi từ vài cm đường kính đến chiếm toàn bộ môi lớn. Tần suất chiếm 2% ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, trong đó áp-xe chiếm gấp 3 lần nang tuyến.
Nang tuyến thường không gây đau gì cho bệnh nhân trừ khi bị áp-xe hóa. Có thể lấy dịch ở lỗ tuyến hoặc dùng kim chọc hút nang làm xét nghiệm vi trùng học.

3. Chẩn đoán phân biệt nang tuyến Bartholin

Một số bệnh lý vùng âm hộ - âm đạo có triệu chứng gần giống của nang tuyến Bartholin. U mỡ hay nang vùng môi lớn: khối u nằm ngoài vùng âm hộ, xác định khám bằng tay và quan sát tổn thương. Tụ máu vùng âm hộ: sau chấn thương hay sang chấn vào vùng âm hộ, triệu chứng đau nhức, khối u to, bầm tím rịn máu. Nang tuyến Skene: vị trí nang nằm ngang lỗ niệu đạo, cao hơn tuyến Bartholin 2 - 3cm.

Xử trí nang tuyến Bartholin

Thông thường mở thông túi, có hai phương pháp:

- Rạch bóc nang tuyến, may viền túi làm thông ống tuyến gọi là may thông túi bằng chỉ tan như Chromic 2 ô, giúp tái tạo nang tuyến.

- Bóc chọn nang tuyến may mũi rời bằng chỉ tan. Đây là biện pháp cắt bỏ hoàn toàn nang tuyến. Kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, kháng viêm. Mẫu mô nang tuyến sau khi bóc ra, cần gởi làm giải phẫu bệnh, để xác định bản chất nang tuyến.
 

4. Áp-xe nang tuyến Bartholin.

Khi nang tuyến bị nhiễm trùng thì nang tăng kích thước rất nhanh sau 2 – 4 ngày và gây đau nhiều, kèm theo sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tuyến Bartholin có thể bị áp-xe mà không cần có tổn thương nang trước đó. Trước ây, quan niệm phổ biến cho rằng, áp-xe tuyến Bartholin là do hai tác nhân chính là lậu cầu hoặc chlamydia. Ngày nay, với những bằng chứng vi sinh học qua các nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng áp-xe của cơ quan này là do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Brook đã phân lập và báo cáo tổng cộng có đến 67 loại vi khuẩn trong các trường hợp áp-xe tuyến Bartholin.

Xử trí áp-xe tuyến Bartholin

Kháng sinh toàn thân dùng loại kháng sinh như: cefotaxim 1g tiêm tĩnh mạch kết hợp Tobi 80mg tiêm bắp. Dùng giảm đau panadol 0,5g và alpha chymotrpysin. Sau 24 - 48 giờ. Rạch khối áp-xe của tuyến đặt penrose dẫn lưu. Có thể cắt bỏ hoàn toàn tuyến Bartholin. Tiếp tục thuốc kháng sinh bằng đường uống.

5. Sự tái phát trong nang tuyến Bartholin và cách phòng ngừa

Khoảng 20% trường hợp nang tuyến và áp-xe tuyến Bartholin bị tái phát và thường do vi trùng bệnh lậu gây nên.

Cần vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, sử dụng việc tắm ngồi là biện pháp ngăn ngừa tái phát.

Việc phẫu thuật để giữ lỗ thông không bị bít lại, như may thông túi, hay có thể cắt bỏ hoàn toàn tuyến ống Bartholin.

Điều trị triệt để các bệnh lây qua đường tình dục.

Sử dụng bao cao su trong giao hợp nhằm ngăn ngừa sự lây truyền.


 
 

các bài viết khác