Phá thai bằng thuốc từ 13 đến hết 22 tuần

Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến hết tuần thứ 22 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 52 mm).

PHÁ THAI BẰNG THUỐC TỪ 13 ĐẾN HẾT 22 TUẦN
(Nguồn: Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015 – Bệnh viện Từ Dũ) 
 
  1. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
Thực hiện trong bệnh viện.
  1. NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP THỰC HIỆN
Bác sĩ sản phụ khoa được huấn luyện về phá thai bằng thuốc và thành thạo kỹ thuật phá thai bằng phương pháp ngoại khoa.
  1. CHỈ ĐỊNH
Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến hết tuần thứ 22 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 52 mm).
  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
  1. Tuyệt đối
  • Hen suyễn đang điều trị.
  • Tiểu đường.
  • Bệnh lý tuyến thượng thận.
  • Điều trị bằng Corticoid toàn thân lâu ngày.
  • Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông.
  • Thiếu máu (nặng và trung bình).
  • Dị ứng Mifepriston hoặc Misoprostol.
  • Có sẹo mổ ở thân tử cung.
  1. Tương đối
  • Viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị).
  • Dị dạng sinh dục (có hội chẩn bệnh viện).
  •   Vết mổ cũ ở đoạn dưới tử cung: cân nhắc rất thận trọng, đồng thời phải giảm liều Misoprostol và tăng khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc.
  1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
  1. Chuẩn bị khách hàng.
  • Hỏi tiền sử bệnh về nội, ngoại, sản phụ khoa và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Khám toàn thân.
  • Khám phụ khoa.
  • Siêu âm.
  • Xét nghiệm máu: công thức máu, nhóm máu, đông máu toàn bộ hoặc máu chảy, máu đông.
  • Khách hàng ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuổi phải có đơn xin bỏ thai và cam kết của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ).
  1. Tư vấn
  • Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén.
  • Tư vấn về các biện pháp phá thai hiện có tại cơ sở.
  • Tư vấn về phương pháp phá thai bằng thuốc.
  • Tư vấn về các tai biến có thể xảy ra và tác dụng phụ của thuốc.
  • Tư vấn về theo dõi sau phá thai bằng thuốc.
  • Các dấu hiệu cần khám lại ngay.
  • Sự cần thiết của việc khám lại sau 2 tuần.
  • Các dấu hiệu bình thường sau khi dùng thuốc.
  • Các dấu hiệu phục hồi sức khỏe và khả năng sinh sản sau pha thai.
  • Thông tin về các biện pháp tránh thai, hướng dẫn chọn lựa biện pháp thích hợp và sử dụng đúng để tránh phá thai lần nữa.
  1. Theo dõi và chăm sóc trong thủ thuật.
  • Theo dõi mạch,huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng (cơn co tử cung) cứ 4 giờ/lần. khi bắt đầu có cơn co tử cung mạnh cứ 2 giờ/lần.
  • Thăm âm đạo đánh giá cổ tử cung trước mỗi lần dùng thuốc.
  • Cho uống thuốc giảm đau.
  • Nếu diễn tiến thuận lợi: sau khi sẩy thai và nhau: dùng thuốc tăng co tử cung, kiểm soát tử cung bằng dụng cụ (nếu cần). Cho uống kháng sinh trước khi kiểm soát tử cung.
  • Nếu đã áp dụng phác đồ như trên mà tiến hành sẩy thai không thuận lợi hoặc có biến chứng thì cần cân nhắc các biện pháp xử trí tích cực.
  1. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
  • Chảy máu nhiều: xử trí tích cực theo nguyên nhân.
  • Nhiễm khuẩn:
  • Kháng sinh liều cao.
  • Xử trí tích cực theo nguyên nhân.
  • Vỡ tử cung: xem phác đồ vỡ tử cung.
  • Choáng: xem phác đồ choáng.
  1. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU THỦ THUẬT
  • Sau khi thai ra, theo dõi máu âm đạo, co hồi tử cung tối thiểu 2 giờ.
  • Ra viện sau khi ra thai it nhất 2 giờ.
  • Kê đơn kháng sinh.
  • Tư vấn sau thủ thuật.
  • Hẹn khám lại sau 2 tuần.

các bài viết khác