Chẩn đoán và điều trị rong kinh rong huyết

− Rong kinh: vẫn ra huyết đúng theo chu kỳ, nhưng thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh ít, trung bình hoặc nhiều. − Rong huyết: ra huyết không đúng theo chu kỳ, thời gian ra huyết dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh ít, trung bình hoặc nhiều.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RONG KINH RONG HUYẾT
 
  1. GIỚI THIỆU
  • Rong kinh: vẫn ra huyết đúng theo chu kỳ, nhưng thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh ít, trung bình hoặc nhiều.
  • Rong huyết: ra huyết không đúng theo chu kỳ, thời gian ra huyết dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh ít, trung bình hoặc nhiều.
  1. Tần suất mắc
11-13% trong ở phụ nữ, 24% ở độ tuổi 36-40.
  1. Yếu tố nguy cơ
Rong kinh - rong huyết có thể do nguyên nhân thực thể hay nguyên nhân chức năng.
  •  Nguyên nhân thực thể.
  • Liên quan đến thai: sẩy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung, bệnh nguyên bào nuôi.
  • Bệnh đường sinh dục: U xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung
  • Do sử dụng thuốc: estrogen, aspirin, heparin, tamoxifin, dụng cụ tử cung.
  • Do thể tạng: giảm tiểu cầu, bệnh tự miễn, bệnh bạch cầu, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến giáp.
  • Do chấn thương đường sinh dục, dị tật đường sinh dục.
  • Nguyên nhân chức năng: chia theo nhóm tuổi.
  • Tuổi dậy thì: rối loạn phóng noãn
  • Tuổi quanh mãn kinh: chu kỳ không phóng noãn
  • Tuổi sinh sản và mãn kinh: thường là do nguyên nhân thực thể hơn.
  1. Chẩn đoán
  1. Lâm sàng
  • Xác định nguồn gốc máu chảy
Khám phụ khoa: xác định nguồn gốc chảy máu là từ tử cung hay tổn thương CTC, âm đạo, âm hộ, nệu đạo, trực tràng.
  • Xác định nguyên nhân máu chảy
  • Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng để tìm nguyên nhân thực thể (nếu có.)
  • Chẩn đoán xuất huyết  tử cung do rối loạn chức năng chỉ được xác
  • định sau khi loại trừ các nguyên nhân thực thể và thể tạng, hệ thống.
  • Xác định lượng máu mất.
Đánh giá dựa vào lâm sàng, có thể kết hợp với công thức máu (Hb,Hct)
  1.  Cận lâm sàng
  • Huyết học: công thức máu, chức năng đông máu, Ferritin huyết thanh
  • Sinh hóa: SGOT, SGPT, BUN, Creatinin.
  • Nội tiết: FSH, prolactin máu, progesterone, chức năng tuyến giáp, βhCG (định lượng hoặc định tính)
  • HÌnh ảnh học: siêu âm phụ khoa, MRI.
  • Khác: phết tế bào cổ tử cung, nạo sinh thiết tang, nội soi buồng tử cung.
 
 
 

các bài viết khác