TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM SOÁT THÍNH LỰC TRẺ SƠ SINH
Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh bình Dương triển khai chương trình “Tầm soát thính lực” cho tất cả trẻ mới sinh ra và can thiệp sớm ngay từ 6 tháng tuổi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói chuyện bình thường.
TTẦM SOÁT THÍNH LỰC CHO TRẺ SƠ SINH
Bs CKI Võ Nguyên Diễm Thy
TT CSSKSS
TT CSSKSS
Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh bình Dương triển khai chương trình “Tầm soát thính lực” cho tất cả trẻ mới sinh ra và can thiệp sớm ngay từ 6 tháng tuổi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói chuyện bình thường.
Thính giác là một trong năm giác quan quan trọng của con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 1000 trẻ sanh ra có 3 đến 5 trẻ bị giảm thính lực, trong đó có 1 đến 3 trẻ bị giảm thính lực mức độ nặng sâu hay còn gọi là điếc bẩm sinh. Điếc và nghe kém ở trẻ em thường được biểu hiện bởi sự chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng xã hội dẫn đến hậu quả tiêp thu chậm và gặp khó khăn trong học tập.
Tại các nước phát triển, tất cả trẻ sơ sinh đều được tầm soát thính lực để phát hiện sự bất bình thường ở thính giác. Đối với những nơi chưa đủ điều kiện tầm soát cho tất cả trẻ sơ sinh, việc tầm soát được khuyến cáo thực hiện cho nhóm trẻ nguy cơ cao. Những trẻ có nguy cơ cao là trẻ sau sinh nằm phòng chăm sóc đặc biệt NICU, …. tiền căn gia đình có người bị điếc bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai CMV, Herpes, Rubella, Toxoplasmosis, giang mai bất thường sọ mặt, trẻ sinh ngạt, sinh nhẹ cân, non tháng, vàng da tăng bilirubin máu, những hội chứng thoái hoá thần kinh… có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với trẻ bình thường.
Nguyên nhân gây giảm thính lực?
Có rất nhiều nguyên nhân gây giảm thính lực ở trẻ sơ sinh như các bệnh lý nhiễm khuẩn bào thai: nhiễm Toxoplasma, Cytomegalovirus, Rubella, giang mai, viêm màng não và những bất thường khác gây dị tật: ống tai, vành tai, lỗ tai; vợ chồng đồng huyết thống, ngộ độc thuốc…, có khoảng 15% là do di truyền và 30% không rõ nguyên nhân.Con số này tăng lên ở các nước đang phát triển.
Khi nào cần tầm soát?
Để việc tầm soát đạt hiệu quả tối ưu, các bà mẹ nên thực hiện theo chương trình chẩn đoán và can thiệp sớm với các mốc thời gian: 1 - 3 – 6
- Thực hiện tầm soát lần đầu tiên cho tất cả trẻ mới sinh ra, trước khi xuất viện hoặc hai tuần sau sinh, nhưng không được quá ba tháng tuổi
- Khi trẻ có bất thường ở lần tầm soát đầu tiên, phải được thực hiện thêm các thăm dò thính giác chuyên sâu trước 3 tháng tuổi.
- Các can thiệp về thính học, y khoa, sự hỗ trợ giáo dục của gia đình đối với trẻ đã được chẩn đoán xác định là điếc bẩm ính cần thực hiện càng sớm càng tốt và không trễ hơn 6 tháng tuổi.
Sử dụng các phép thăm dò thính lực không xâm lấn: 2 hình thức thăm dò được sử dụng nhiều nhất là đo âm ốc tai (OAE) và điện thính giác thân não tự động (AABR).
Thực hiện tầm soát như thế nào?
Việc thực hiện tầm soát thính lực rất đơn giản. Lúc bé ngủ, bác sĩ sẽ gắn vào tai bé 1 thiết bị phát ra âm thanh và thu nhận tín hiệu, tín hiệu này sẽ được máy tính phân tích tự động và cho kết quả trong vòng vài phút. Phép thăm dò này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến não bộ và sức khoẻ của bé.
Việc tầm soát thính lực rất quan trọng, cần thực hiện rộng rãi cho tất cả trẻ sơ sinh nhằm phát hiện sớm, để can thiệp sớm cho các trẻ bị điếc bẩm sinh, giúp trẻ có thể phát triển ngôn ngữ và hòa nhập xã hội như các trẻ bình thường./.
Tags
phòng khám trẻ em phong kham tre em TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM SOÁT THÍNH LỰC TRẺ SƠ SINH tam quan trong cua tam soat thinh luc tre so sinh