PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bên cạnh một số dịch bệnh được khống chế, bệnh tay chân miệng ở TP.HCM lại tăng. Đó là một trong những nội dung vừa được Sở Y tế TP.HCM báo cáo khẩn cho UBND TP. Theo Sở Y tế TP, từ đầu năm đến nay, dịch tay chân viện có tăng. Cụ thể, từ ngày 16-4 đến 15-5-2018, số ca nghi ngờ tay chân miệng nhập viện là 269 ca, tăng 14% so với cùng kỳ tháng trước (269/236 ca), không có ca tử vong

PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG[1]
 
Bs Nguyễn văn Minh
TT Chăm sóc SKSS Bình Dương
Bên cạnh một số dịch bệnh được khống chế, bệnh tay chân miệng ở TP.HCM lại tăng. Đó là một trong những nội dung vừa được Sở Y tế TP.HCM báo cáo khẩn cho UBND TP. Theo Sở Y tế TP, từ đầu năm đến nay, dịch tay chân viện có tăng. Cụ thể, từ ngày 16-4 đến 15-5-2018, số ca nghi ngờ tay chân miệng nhập viện là 269 ca, tăng 14% so với cùng kỳ tháng trước (269/236 ca), không có ca tử vong.[2]
Bệnh “Tay, Chân, Miệng” là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt dịch tiết mũi, dịch họng, dịch của các bóng nước khi vỡ hoặc qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus. Thường gặp ở trẻ dưới 05 tuổi. Tuy nhiên, cũng gặp ở người  lớn.


Bệnh dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây nên và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm xử trị kịp thời.
Những biểu hiện chính của bệnh tay – chân – miệng?
  • Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước
  • Thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má., đôi khi vỡ ra thành vết loét, kèm sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.
  • Phỏng (bóng) nước cũng thường thấy ở lòng  bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, cùi chỏ, mông hay vùng sinh dục.
Cách phòng bệnh:
 
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
  • Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
  • Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
  • Cho trẻ ăn chín uống sôi, dùng riêng thìa, bát
  • Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
  • Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi thay tã, vệ sinh cho trẻ.
  • Tránh ôm hôn khi trẻ đang mắc bệnh.
 Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
  • Giảm đau và hạ sốt cho trẻ
  • Dùng thuốc súc miệng để làm giảm đau nơi miệng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước khi trẻ bị đau miệng, khó nuốt.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ nuốt./.
 

[1]CDC, About Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD),  https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/prevention-treatment.html, 24072018
[2] Báo điện tử Việt Nam Mới, Bệnh tay chân miệng của trẻ tại TP.HCM tăng 14%, https://vietnammoi.vn/benh-tay-chan-mieng-cua-tre-tai-tphcm-tang-14-104679.html, 24/05/2018

các bài viết khác