Những gợi ý nhận biết trẻ bị còi xương

Mẹ nào có con bị còi xương (có các dấu hiệu trẻ đã bị còi xương) mà bị cả nhẹ cân hay suy dinh dưỡng thì cần nhờ bác sĩ tư vấn cải thiện ngay khi có thể chứ không nên tự ý điều trị cho bé nhưng vậy có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về lâu dài.

Những dấu hiệu báo cho mẹ biết con mình có thể bị còi xương như:

1. Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

2. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

3. Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

4. Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

5. Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.

6. Chậm phát triển vận động: Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

7. Trong trường hợp còi xương cấp tính: Trẻ có thể bị co giật do hạ calci máu.
 
Điều trị trẻ có dấu hiệu còi xương và đã bị còi xương như thế nào?

Nhiều mẹ đã nhầm lẫn vấn đề này:

Thứ nhất, các mẹ nhìn nhận SAI LẦM trong việc trẻ thiếu Vitamin D, CỨ HỎI: con bị rụng tóc, đổ mồ hôi nhiều, … có phải là do thiếu CANXI không? Nhiều mẹ còn nói luôn là đã mua canxi cho con uống nhưng sau không thấy cải thiện?

Thứ hai, trẻ còi xương chính là do thiếu VITAMIN D chứ không phải thiếu  CANXI đơn thuần, từ việc thiếu vitamin D sẽ dẫn đến khiến cơ thể hấp thu kém CANXI (đó là ảnh hưởng của việc thiếu vitamin D), chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh còi xương hay rụng tóc hình vành khăn ở trẻ. Nếu bổ sung canxi sẽ không giải quyết được gì. Có bổ sung canxi mà không có vitamin D thì cơ thể cũng kg hấp thu được

Thứ 3, các trường hợp trẻ còi xương mà bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng thì không chỉ bổ sung VITAMIN D hay canxi là đủ, là có thể cải thiện tình trạng của con.

Thứ 4, một khi con bị còi xương đã ảnh hưởng đến thể chất chậm phát triển thì cần giải quyết toàn diện mới "cứu vãn" được tình hình.

Nên nhiều mẹ đã mua D3 hoặc D2 và canxi về cho con uống 5-6 tháng trời cũng không cải thiện được tình hình là vậy vì cũng không giải quyết được gì trong giai đoạn con đã bị chậm phát triển.

Thạc sĩ Đỗ Hữu Hanh - Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội.

các bài viết khác