Bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc cấp tính nặng có nguy cơ gây tử vong, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác... Đặc điểm nổi bật của bệnh là có những màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm khuẩn. Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên những trường hợp mắc bệnh bạch hầu cần được cánh ly với mọi người và các thành viên trong gia đình. Hiệu quà bảo vệ của vaccin bạch hầu là 97% và giảm dần theo thời gian nên tiêm chủng nhắc lại từ 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi.

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc cấp tính nặng có nguy cơ gây tử vong, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác... Đặc điểm nổi bật của bệnh là có những màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm khuẩn.
Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên những trường hợp mắc bệnh bạch hầu cần được cánh ly với mọi người và các thành viên trong gia đình.
Hiệu quà bảo vệ của vaccin bạch hầu là 97% và giảm dần theo thời gian nên tiêm chủng nhắc lại từ 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi.
 
Bệnh bạch hầu do trực khuẩn gram (+) có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Người là nguồn lây bệnh duy nhất. Bao gồm người bệnh và người mang trực khuẩn bạch hầu không triệu chứng. Đây là nguồn lây quan trọng nhất vì nguồn lây này có thể lây bệnh, kéo dài khoảng từ 2 – 3 tuần hoặc ngắn hơn.
Trực khuẩn bạch hầu gây bệnh lây truyền trực tiếp qua việc tiếp xúc với chất tiết từ đường hô hấp (nói chuyện, hắt hơi, ho,…) hoặc lây truyền gián tiếp qua những đồ vật (đồ chơi, khăn lau,,…) dính chất bài tiết của người bị nhiễm khuẩn khoảng 2 – 3 tuần hoặc ngắn hơn.
Trẻ dưới là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu nhất là trẻ chưa có miễn dịch
Nếu người mẹ đã có miễn dịch thì đứa con mới sinh ra của họ có được miễn dịch tương đối do mẹ truyền cho. Đây là miễn dịch thụ động và thường sẽ mất đi trước 6 tháng.
Nguy cơ lây sẽ chấm dứt khoảng 24 - 48 giờ và tối đa là 4 ngày khi được điều trị kháng sinh.
Khi trẻ nhiễm trực khuẩn bạch hầu, sau 2 – 5 ngày sẽ có triệu chứng. Triệu chứng nhẹ hay nặng sẽ tùy thuộc vào độ dầy của màng giả, theo tuổi và bệnh lý có sẵn.
 
Bệnh bạch hầu có các thể sau:
Bạch hầu mũi: Giống cảm cúm, hay gặp ở trẻ nhỏ, thường giới hạn một bên mủi, dịch chảy ra kích thích tạo vết xước, loét, viêm đỏ vùng da cánh mũi, bờ môi trên, màng giả ở vách mũi (rất khó thấy). Triệu chứng toàn thân nhẹ.
Bạch hầu họng (bạch hầu amiđan): Là thể hay gặp nhất, chiếm 1/2 –1/3 trường hợp. Khởi phát từ từ. Hầu hết trẻ nhập viện đã có triệu chứng kéo dài vài ngày trước. Trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi và đau họng. Trẻ quấy khóc, da xanh, kém ăn, bỏ bú, buồn nôn, ói mửa, nuốt đau, mạch chậm. Điển hình nhất là giả màng màu xám trắng, thường nằm trên bề mặt amiđan, sau đó lan ra xung quanh tới lưỡi gà, vòm họng, hầu, mũi, thanh quản. Giả màng dính chặt vào các mô bên dưới, khi ta cố bóc tách sẽ gây chảy máu; khi bỏ vào nước không tan. Hai bên cổ trẻ phù nề làm cổ bạnh ra, hạch quanh cổ sưng nhẹ và đau, hơi thở có mùi hôi, viêm hạch và sưng cổ. Chỉ cần khám phát hiện được giả màng là phải điều trị bạch hầu ngay, không cần chờ kết quả xét nghiệm.
Bạch hầu thanh quản: Thường thứ phát sau bệnh hầu họng, bệnh nhân sốt nhẹ, khàn tiếng (100%), ho khan, nói giọng khàn, nặng dần tới mức mất tiếng. Khó thở tăng dần, thở rít, lõm ngực, khi giả màng lan xuống khí quản kèm phù nề sẽ gây tắc nghẽn đường thở, trẻ vật vã, đổ mồ hôi, tím tái. Nếu không mở khí quản kịp thời, trẻ sẽ tử vong vì ngạt thở.
Bạch hầu ác tính: Là thể bệnh trầm trọng nhất, biểu hiện ồ ạt hơn các bệnh khác. Bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm độc nặng với biểu hiện: sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt, tím tái. Thường các giả màng lan nhanh từ amidan qua vòm hầu lên vùng sau mũi, đến tận hai lỗ mũi. Các hạch quanh cổ sưng to, phù nề, tạo ra vẻ "cổ bạnh" điển hình. Trẻ bị chảy máu miệng, mũi, da. Biến chứng trên xảy ra sớm chỉ sau vài ngày. Hơn một nửa trẻ bị bệnh bạch hầu ác tính tử vong mặc dù được điều trị.
Ngoài những thể thường gặp trên, bệnh bạch hầu còn xuất hiện ở các cơ quan khác như mũi, da, lỗ tai, kết mạc, âm đạo; thường biểu hiện nhẹ, ít xảy ra tình trạng nhiễm độc.
 
Biến chứng:
Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nên trẻ có thể tử vong do các biến chứng như viêm cơ tim, thần kinh và thận.
 
Phòng bệnh bạch hầu:
  • Các bà mẹ có con dưới 1 tuổi phải tiêm ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mũ do Hib, viêm gan B có trong các loại vaccin (Quivaxem, Pentaxim, Infarix)
  • Theo Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng Quốc gia:
    • 2 tháng tuổi, 3 tháng  tuổi, 4 tháng tuổi (<1 tuổi): DPT – VGB – Hib
    • Nhắc lại từ 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi: DPT4  (có thể tiêm cho trẻ < 48 tháng tuổi)
Địa điểm tiêm chủng vaccin: Tại các cơ sở có tiêm chủng.
 

các bài viết khác