Tăng huyết áp - Sản giật - Tiền sản giật
Khi huyết áp tâm trương trên 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu trên 140mmHg (đối với người không biết huyết áp bình thường của mình: khi huyết áp tâm trương tăng 15mmHg hoặc tâm thu tăng trên 30mmHg so với huyết ap bình thường trước khi có thai. Cần đo sau nghỉ ngơi 10 phút.
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TĂNG HUYẾT ÁP,
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN)
(TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ CÁC
Định nghĩa tăng huyết áp
- Khi huyết áp tâm trương trên 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu trên 140mmHg (đối với người không biết huyết áp bình thường của mình: khi huyết áp tâm trương tăng 15mmHg hoặc tâm thu tăng trên 30mmHg so với huyết ap bình thường trước khi có thai.
- Cần đo sau nghỉ ngơi 10 phút.
- TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng | Chẩn đoán |
|
Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai. |
|
Tăng huyết áp thai kì (Thai nghén gây tăng huyết áp) |
|
Tiền sản giật nhẹ. |
Ngoài ra có các dấu hiệu sau:
|
|
|
Sản giật. |
|
Tiền sản giật trên người có tăng huyết áp mạn tính. |
Các thể bệnh tăng huyết áp trong thời gian mang thai
- Tăng huyết áp không kèm theo protein niệu hoặc phù (tăng huyết áp thai kỳ).
- Tiền sản giật nhẹ.
- Tiền sản giật nặng.
- Tiền sản giật trên người có tăng huyết áp mạn tính.
- Sản giật.
- Tăng huyết áp mạn tính.
Chẩn đoán phân biệt tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai và tăng huyết áp do thai nghén
Các dấu hiệu | Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai | Tăng huyết áp do thai |
Thời gian xuất hiện | Trước 20 tuần của thai kỳ | Từ tuần thứ 20 của thai kỳ |
Acid uric | Có thể tăng | Chỉ tăng cao trong tiền sản giật |
Protein niệu | Có thể xuất hiện | Xuất hiện sau 20 tuần thai kỳ |
- XỬ TRÍ
- Thai nghén gây tăng huyết áp (tăng huyết áp thai kỳ)
- Tuyến xã
- Tư vấn cho thai phụ và gia đình về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi.
- Theo dõi huyết áp, protein niệu, tình trạng thai hàng tuần. Nếu không giảm, chuyển tuyến trên và giải thích cho người nhà biết nguy cơ tiền sản giật, sản giật có thể xảy ra.
- Tuyến huyện và tuyến tỉnh
- Nếu huyết áp giảm tới mức bình thường thì cho năm nghỉ ngơi tại giường, cho phép về nhà và hẹn khám lại.
- Nếu huyết áp ổn định theo dõi tiếp cho đến khi chuyển dạ.
- Nếu huyết áp ngày càng tăng cao, điều trị như tiền sản giật.
- Tiền sản giật, sản giật
- Tuyến xã
Chuyển tuyến trên.
- Trường hợp tiền sản giật nặng: trước khi chuyển sử dụng 4g megnesi sulfat 15% tiêm bắp chậm hay tiêm tĩnh mạch chậm trong dung dịch glucose (nếu có), thông tiểu.
- Trường hợp sản giật: trước khi chuyển tiêm diazepam 10mg x 1 ống để kiểm soát cơn giật, sau đó tiêm bắp 4g megnesi sulfat 15% hay tiêm tĩnh mạch chậm trong dung dịch glucose (nếu có). Phòng cắn lưỡi, hít phải đờm dãi. Ủ ấm, hít đờm dãi, thở oxy (nếu có).
- Tuyến huyện trở lên
Tiền sản giật nhẹ:
- Nếu các dấu hiệu không nặng lên hoặc trở lại bình thường: theo dõi mỗi tuần 2 lần (huyết ap, số lượng nước tiểu, protein niệu, tình trạng thai) đến khi đủ tháng.
- Nếu huyết áp tâm trương trên 100mmHg , uống aldomet 250mg x 2 viên x 2 lần/ngày. Những ngày sau 250mg/lần x 4 lần.
- Tư vấn cho sản phụ và gia đình về sự nguy hiểm của tiền sản giật và sản giật, về chế độ ăn.
- Nếu cổ tử cung mở thì bấm ối cho đẻ, chú ý cần dựa vào con số huyết áp mà cho đẻ thường hay đẻ bằng forceps nếu đủ điều kiện. Chỉ phẫu thuật lấy thai nếu kèm theo các lý do sản khoa khác như: ngôi bất thường, rau tiền đạo…
- Nếu cổ tử cung chưa xóa thì tiếp tục theo dõi thai nghén.
Tiền sản giật nặng:
- Để người bệnh nằm nghiêng trái, ủ ấm.
- Cho thuốc chống co giật: magneis sulfat 15% liều khởi đầu 2-4g tiêm tĩnh mạch thật chậm với tốc độ 1 gam/phút hoặc pha loãng trong dung dịch glucose truyền tĩnh mạch chậm trong 20 phút. Sau đó cứ 1 giờ tiêm bắp sâu 1g/lần hay duy trì tĩnh mạch 1g/giờ. Phải theo dõi phản xạ gân xương hàng ngày, đề phòng dùng quá liều magnesi sulfat (phản xạ gân xương giảm).
- Cho hydralazin 5 mg tiêm tĩnh nạch chậm cho đến khi huyết áp xuống còn 100mmHg, có thể tiêm bắp nhắc lại nếu cần thiết. Nếu không có hydralazin thì dung nifedipin 10 mg ngậm dưới lưỡi.
- Trong trường hợp sản giật nặng đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả: cần chấm dứt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và cứu thai nhi có thể.
- Trong trường hợp không đủ điều kiện hoặc đã điều trị tích cực trong 24 giờ mà tình trạng không thuyên giảm hoặc nặng lên: chuyển tuyến tỉnh.
- Lưu ý:
- Dấu hiệu ngộ độc magnesi sulfat:
9,6-12mg/dl (4,0-5,0mmol/l): mất phản xạ gân xương.
12-18mg/dl (5,0-7,5mmol/l): liệt cơ hô hấp.
24-30mg/dl (10-12,5mmol/l): ngưng tim.
12-18mg/dl (5,0-7,5mmol/l): liệt cơ hô hấp.
24-30mg/dl (10-12,5mmol/l): ngưng tim.
- Xử trí ngộ độc magnesi sulfat:
- Ngừng magnesi sulfat.
- Thuốc đối kháng: calcium gluconate, tiêm tĩnh mạch 1g.
- Đặt nội khí quản và thông khí nếu có suy hô hấp, ngừng thở.
Sản giật:
Tuyến xã và huyện: sau khi sơ cứu ban đầu, chuyển sản phụ lên tuyến tỉnh.
Tuyến tỉnh:
Tuyến xã và huyện: sau khi sơ cứu ban đầu, chuyển sản phụ lên tuyến tỉnh.
Tuyến tỉnh:
- Đặt sản phụ nằm nghiêng, ngáng miệng đề phòng cắn phải lưỡi, hít phải đờm dãi, cho người bệnh thở oxy.
- Cho thuốc chống co giật duy trì 24 giờ hoặc sau cơn giật cuối cùng.
- Tiếp tục cho thuốc hạ áp cho đến khi huyết áp tâm trương giảm.
- Theo dõi lượng nước tiểu.
- Nếu chuyển dạ: đẻ forceps khi đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì phải phẩu thuật lấy thai.
- Nếu chưa chuyển dạ:
+ Nếu sản phụ ổn định:
- Ở tuổi thai 28-34 tuần, điều trị corticoid (cho betamethason 12mg/lần, tiêm bắp 2 lần cách nhau 24 giờ; hoặc cho dexamethason 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần, cách nhau 12 giờ), tiếp tục theo dõi trong 24 giờ rồi đình chỉ thai nghén. Nếu thai nhi không có khả năng sống thì đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt ngay khi tình trạng sản phụ cho phép.
- Tuổi thai trên 34 tuần đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt.
+ Nếu sản phụ không ổn định: phẩu thuật mổ lấy thai sau khi cắt cơn giật.
- Tăng huyết áp mạn tính tỏng khi có thai
Tuyến xã.
- Chuyển tuyến trên,.
Tuyến huyện trở lên.
- Động viên sản phụ nghỉ ngơi, theo dõi lượng nước tiểu hằng ngày.
- Nếu huyết áp tâm trương 100mmHg hoặc hơn, nếu huyết áp tâm thu 160mmHg hoặc hơn cho thuốc hạ áp rồi chuyển tuyến trên nếu tại tuyến huyện hoặc tỉnh không có khả năng điều trị.
- Nếu không có biến chứng theo dõi chờ đẻ.
- Có dấu hiệu suy thai (tim thai dưới 120 hoặc trên 160 lần/phút): xử trí suy thai.
- TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
- Tình trạng huyết áp tồn tại càng lâu sau khi sinh, nguy cơ chuyển thành tăng huyết áp mạn tính càng cao.
- Tình tạng tiền sản giật biểu hiện và được chẩn đoán càng sớm, khả năng bị tiền sản giật ở các lần có thai tới càng cao.
- Những phụ nữ có tiền sử tiền sản giật hoặc tăng huyết áp có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật ở lần có thai tới. Phụ nữ sinh nhiều lần, bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ tiền sản giật ở lần có thai sau cao hơn sản phụ mới bị tiền sản giật lần đầu.
- Những phụ nữ bỉ sản giật, nguy cơ phát triển thành tăng huyết áp mãn tính cao gấp 3 lần ở phụ nữ đã sinh nhiều lần so với phụ nữ mới sinh lần đầu.
- DỰ PHÒNG VÀ TƯ VẤN
- Theo dõi tình trạng huyết áp ở thai kỳ sau là một biện pháp tầm soát nguy cơ tăng huyết áp mãn tính ở những bệnh nhân bị tiền sản giật.
- Phụ nữ có tăng huyết áp trong thai kỳ càn được theo dõi nhiều tháng sau sinh và tư vấn nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.
Tags
phòng khám thai phong kham thai Tăng huyết áp - Sản giật - Tiền sản giật tang huyet ap san giat tien san giat