Sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai liên tiếp là tình trạng thai ngừng tiến triển, thai chết và được tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g. Sẩy thai liên tiếp (STLT) là thai nhi bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước 22 tuần, liên tiếp từ 2 lần trở lên.

SẨY THAI LIÊN TIẾP
(Nguồn: Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015
Bệnh viện Từ Dũ)
 
  1. ĐỊNH NGHĨA 
Sẩy thai liên tiếp là tình trạng thai ngừng tiến triển, thai chết và được tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g.
Sẩy thai liên tiếp (STLT) là thai nhi bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước 22 tuần, liên tiếp từ 2 lần trở lên.
 
  1. NGUYÊN NHÂN
Hai nguyên nhân chính gây sẩy thai liên tiếp là bất thường nhiễm sắc thể từ bố mẹ và hội chứng kháng phospholipid.
  1.  Bất thường nhiễm sắc thể
  • 50-70% sẩy thai ở tam cá nguyệt I do bất thường nhiễm sắc thể.
  • Nguyên nhân sẩy thai liên tiếp do bất thường nhiễm sắc thể di truyền từ bố mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 4%. Nếu các cặp vợ chồng bị sẩy thai liên tiếp trước đó từng có con bị dị tật bẩm sinh thì tỷ lệ bố mẹ bất thường nhiễm sắc thể tăng lên 27%.
  1.  Bất thường cấu trúc giải phẫu
  • Tử cung dị dạng.
  • Dính buồng tử cung (Asherman syndrome).
  • U xơ tử cung.
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung.
  • Hở eo tử cung: thường sẩy thai to.
  • Suy hoàng thể.
  • Rối loạn hormone tuyến giáp.
  • Đái tháo đường.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Tăng prolactin máu.
  1. Yếu tố miễn dịch
Hội chứng kháng Phospholipid (Anti Phospholipod Syndrome – ASP): hội chứng ASP được đề cập lần đầu năm 1983, là tình trạng bệnh lý liên quan tắc mạch, sẩy thai liên tiếp và đi kèm giảm tiểu cầu, tăng kháng thể kháng phospholipids (aPL). Ngày nay, ASP là bệnh hệ thống, có tác động đến các cơ quan va các mô trong cơ thể.
  1. Rối loạn đông máu
  2. Nhiễm khuẩn:  một số tác nhân thường được đề cập đến là lao, TORCH, Chlamydia, giang mai. Trong đó, CMV là loại virus được đề cập nhiều nhất trong các tác nhân gây sẩy thai liên tiếp.
  3. Môi trường: thuốc lá, rượu, cà phê, hóa chất, chất độc, tia xạ.
  4. Không rõ nguyên nhân: khoảng 50% sẩy thai liên tiếp không tìm được nguyên nhân.
 
  1. TIẾP CẬN MỘT TRƯỜNG HỢP SẨY THAI LIÊN TIẾP
  1.  Khai thác tiền sử
  •  Tuổi vợ, chồng.
  • Lối sống (rượu, thuốc lá, cà phê, stress…).
  • Tiền căn bệnh lý nội khoa.
  • Tiền căn gia đình (chậm phát triển trí tuệ, sẩy thai, bệnh lý tắc mạch…).
  • Chi tiết về lần có thai trước:
  • Tuổi thai? Có tim thai? Có động thai?
  • Sản phụ đã làm gì trong thời gian sẩy thai đó.
  • Chẩn đoán và khảo sát về các lần sẩy thai trước đó.
  • Đã điều trị gì?
  1. Lâm sàng
  • Khám tổng quát(loại trừ bệnh lý nội khoa tiềm ẩn bên dưới), BMI.
  • Khám và siêu âm phụ khoa (+/- siêu âm bơm nước, soi buông trứng tử cung).
  • U xơ tử cung.
  • Hở eo tử cung.
  • Dính buồng trứng tử cung không hoàn toàn.
  • Dị dạng tử cung: tử cung đôi, tử cung một sừng, tử cung nhi hóa.
  • Các phương tiện khảo sát.
  • Siêu âm, siêu âm bơm nước.
  • HSG.
  • Nội soi buồng tử cung.
  • MRI.
  1. Cận lâm sàng
  • Huyết đồ và nhóm máu hai vợ chồng.
  • Xét nghiệm nội tiết:
  • LH, FSH, Progesteron.
  • TSH, FT4, TPO antibodies.
  • Prolactin (PRL) máu: bình thường ≤20ng/ml.
  • Tăng nhẹ: PRL 30-50 ng/ml: phát triển nang noãn kém.
  • Tăng trung bình: PRL 50-100 ng/ml: kinh thưa, mất kinh.
  • Tăng nặng: PRL > 100 ng/ml.
  • Đường huyết, HbA1C.
  • Xét nghiệm virus: TORCH, giang mai…
  • Nhiễm sắc thế (karyotype) hai vợ chồng, Microdeletion, gene.
  • Kháng thể kháng phospholipid.
  • aCL: antiCardioLipin antibody (độ nhạy: 87%; độ đặc hiệu: 54%).
  • LA: Lupus Anticoagulant antibody: nhạy cảm với các trường hợp có tiền sử bị huyết khối.
  • 2-Gpl: Anti beta 2 Glycoprotein I (độ nhạy:54%, đặc hiệu: 98%).
  • Các yếu tố đông máu.
 
  1. ĐIỀU TRỊ:  Điều trị tùy theo nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp.
 
  1. TIÊN LƯỢNG VÀ PHÒNG BỆNH
Tiên lượng và phòng sẩy thai cho lần có thai sau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp.
  • Với thiếu hụt nội tiết: chủ động bổ sung nội tiết ngay khi bệnh nhân có thai.
  • Với hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung chủ động ở lần có thai sau.
  • Khi mẹ bị ASP: dùng aspirin (acetyl salicylic acid) liều thấp trước khi có thai, dùng thuốc chống đông khi bệnh nhân có thai.
  • Chủ động điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ (nếu có).
  • Với nguyên nhân rối loạn nhiễm sắc thể: nên tư vấn về di truyền xem nên có thai nữa không./.
 
 
 
 
 

các bài viết khác