Khám thai
Lịch khám thai. 3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày). Khám lần đầu: sau trễ kinh 2-3 tuần. Khám lần 2: lúc thai 11-13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy. 3 tháng giữa (tính từ tuần 14 tuần đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng khám 1 lần. 3 tháng cuối: (tính từ tuần 29 đến tuần 40) tái khám Tuần 29- 32: khám 1 lần. Tuần 33-35: 2 tuần khám 1 lần. Tuần 36-40: 1 tuần khám 1 lần.
KHÁM THAI
( Nguồn: Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015- Bv Từ Dũ)
Lịch khám thai.
- 3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày).
- Khám lần đầu: sau trễ kinh 2-3 tuần.
- Khám lần 2: lúc thai 11-13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy.
- 3 tháng giữa (tính từ tuần 14 tuần đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng khám 1 lần.
- 3 tháng cuối: (tính từ tuần 29 đến tuần 40) tái khám
- Tuần 29- 32: khám 1 lần.
- Tuần 33-35: 2 tuần khám 1 lần.
- Tuần 36-40: 1 tuần khám 1 lần.
Chú ý.
- Lịch khám thai sẽ thay đổi khi có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra nước, ra huyết,…)
- Hướng dẫn thai phụ về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván rốn.
- Bổ sung sắt, canxi và các vi chất khác.
- Cung cấp sắt và acid folic suốt thai kỳ.
- Sắt 30-60 mg/ngày uống lúc bụng đói.
- Acid folic 400-1000 mcg/ngày.
- Cung cấp Canxi 1000-1500mg/ngày.
- KHÁM THAI TRONG 3 THÁNG ĐẦU (TỪ KHI CÓ THAI ĐẾN 13 TUẦN 6 NGÀY)
Mục đích
- Xác định có thai – tình trạng thai.
- Xác định tuổi thai – tính ngày dự sinh.
- Đánh giá sưc khỏe của mẹ: bệnh lý nội, ngoại khoa và thai nghén.
Các việc phải làm
- Hỏi bệnh
- Tiền căn bản thân.
- Sản – phụ khoa, PARA
- Nội – ngoại khoa.
- Tiền căn gia đình.
- Về lần mang thai này
- Khám tổng quát: cân nặng – mạch, huyết áp – tim phổi.
- Khám sản khoa: khám âm đạo, đo bề cao tử cung, đặt mỏ vịt lần khám đầu tiên.
- Cận lâm sàng.
- Máu (khi xác định có tim thai qua siêu âm).
- Huyết đồ, HBsAg, VDRL, HIV, đường huyết khi đói.
- Nhóm máu, Rhesus.
- Rubella: IgM, IgG. (với trường hợp tiền sử sẩy thai liên tiếp thử thêm: CMv, Toxoplasmosis).
- Double test: sau khi đo độ mờ gáy (thai 12 tuần).
- Nước tiểu: 10 thông số.
- Siêu âm (lần 1): bắt buộc để xác định
- Tuổi thai.
- Thai trong hay ngoài tử cung.
- Tình trạng thai: thai trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu,…
- Siêu âm đo độ mờ gáy (thai 12 tuần).
- KHÁM THAI TRONG 3 THÁNG GIỮA (TỪ 15 – 28 TUẦN)
Các việc cần làm
- Theo dõi sự phát triển của thai: trọng lượng me, bề cao tử cung, nghe tim thai.
- Phát hiện sớm những bất thường của thai kỳ: đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật,...
- Khám tiền sản cho những thai phụ có nguy cơ cao hoặc siêu âm phát hiện bất thường.
- Phát hiện các bất thường của mẹ.
- Hở eo tử cung: dựa vào tiền căn, lâm sàng và siêu âm.
- Tiền sản giật: Huyết áp cao, Protein niệu.
- Dọa sẩy thai to hoặc dọa sanh non.
- Hướng dẫn về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván rốn.
- Hướng dẫn các sản phụ tham gia lớp “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ”
Cận lâm sàng
- Nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần tầm soát đái thoái đường thai kỳ.
- (Chỉ định: béo phì, tăng cân nhanh, gia đình trực hệ đái tháo đường, tiền căn bản thân: sinhc on to, thai dị tật hoặc thai lưu lớn không rõ nguyên nhân, đường niệu (+), đường lúc đói > 105 mg/dL).
- Triple test: thực hiện ở tuổi thai 14 – 21 tuần, đối với những trường hợp chưa thực hiện sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám).
- Siêu âm: Siêu âm hình thái học (hoặc 3D,4D) tối thiểu 1 lần ở tuổi thai 20-25 tuần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển thai, nhau, ối.
- KHÁM THAI VÀO 3 THÁNG CUỐI (TỪ 29 – 40 TUẦN)
Các việc cần làm
- Ngoài những phần khám tương tự 3 tháng giữa thai kỳ, từ tuần 36 trở đi cần xác định thêm.
- Ngôi thai.
- Ước lượng cân thai.
- Khung chậu.
- Tiên lượng sinh thường hoặc sinh mổ.
- Hướng dẫn sản phụ
- Đếm cử động thai.
- Lưu ý các triệu chứng bất thường
- Ra huyết âm đạo.
- Ra nước ối.
- Đau bụng từng cơn.
- Phù, nhức đầu, chóng mặt.
- Chuẩn bị đồ đạc cho mẹ và trẻ sơ sinh khi đi sinh.
- Tư vấn cho thai phụ phù hợp với tình trạng thai.
- Phân loại thai kỳ nguy cơ cao.
Cận lâm sàng
- Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám)
- Siêu âm
- Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc thai 32 tuần để xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, đánh giá sự phát triển của thai nhi. Có thể lặp lại mỗi 4 tuần.
- Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuần) khi nghi ngờ thai chậm phát triển: mẹ tăng cân chậm,BCTC không tăng, các số đo sinh học thai nhi không tăng sau 2 tuần, mẹ cao huyết áp,… có thể lặp lại sau mỗi tuần.
- Non stress test: thực hiện khi co chỉ định.
- Quang kích chậu: khám khung chậu nghi ngờ.
- MRI khi có chỉ định.
Một số lưu ý chung
- Sau mỗi lần khám đều phải có chẩn đoán rõ ràng.
- Có thể siêu âm nhiều lần hơn nếu cần.
- Những Xn chuyên biệt được chỉ định theo y lệnh BS: bệnh tim, bệnh thận, tuyến giáp,…
- Khâu eo tử cung: từ 14 đến 18 tuần.
- Hội chẩn viện đối với những trường hợp có u buồng trứng (tuổi thai 15 tuần trở lên, siêu âm màu, có các Xn AFB, βhCG và CA125).