GIÁ TRỊ CỦA ĐO CHIỀU DÀI KÊNH CỔ TỬ CUNG TRÊN SONG THAI

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO – World Health Organization), mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non và con số này ngày càng gia tăng. Trong đó, các biến chứng sinh non là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng một triệu trẻ dưới 5 tuổi trong năm 2015. Tỷ lệ sinh non thay đổi từ khoảng 5% đến 18% tại 184 quốc gia trên thế giới.

GIÁ TRỊ CỦA ĐO CHIỀU DÀI KÊNH CỔ TỬ CUNG TRÊN SONG THAI
(Nguồn: Y Học Sinh Sản/HOSREM – Tập 48)
 
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO – World Health Organization), mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non và con số này ngày càng gia tăng. Trong đó, các biến chứng sinh non là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng một triệu trẻ dưới 5 tuổi trong năm 2015. Tỷ lệ sinh non thay đổi từ khoảng 5% đến 18% tại 184 quốc gia trên thế giới.
Song thai là một trong những yếu tố nguy cơ sinh non. Nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm đo chiều dài kênh cổ tử cung (CL – Cervical Length) có giá trị tiên đoán thời điểm sinh non trên song thai. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trên cả song thai một túi ối và song thai hai túi ối. Trong các nghiên cứu này, có sự khác nhau về ngưỡng đo chiều dài kênh cổ tử cung, thời điểm tiến hành đo và định nghĩa sinh non. Chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên sản phụ có khâu eo tử cung và tất cả các nghiên cứu đều sử dụng siêu âm qua ngã âm đạo.
PHƯƠNG PHÁP ĐO CHIỀU DAI KÊNH CỔ TỬ CUNG THEO FMF (THE FETAL MEDICINE FOUNDATION)
Thời điểm đo: hiện tại có nhiều khuyến cáo trên thế giới:
  • Theo khuyến cáo trong chương trình đào tạo chứng chỉ đo CL hiện tại của FMF:
  • Ở những sản phụ không có triệu chứng và có tiền sử sinh non, hoặc có tiền sử sanh non, hoặc những trường hợp có bất thường tử cung như tử cung một sừng, CL nên được đo mỗi hai tuần trong giai đoạn 14 - 24 tuần.
  • Ở sản phụ không có triệu chứng và không có tiền sử sinh non, đo CL nên thực hiện ở lúc sàng lọc quý II ở tuổi thai 20 – 24 tuần.
 Theo khuyến cáo mới nhất của SMFM (Society for Maternal-Fetal Medicine) 4/2016 (AJOG):
  • Thời điểm thực hiện từ 16 – 24 tuần. Không nên đo thường quy trước 16 tuần vì thời điểm này đoạn dưới tử cung chưa phát triển, rất khó phân biệt giữa vùng đoạn dưới và nội mạc kênh cổ tử cung. Ngoài ra, đo trên 24 tuần không có ý nghĩa lâm sàng vì can thiệp trễ.
  • Riêng các trường hợp có tiền sử sinh non, nên đo thường quy CL mỗi 1 – 2 tuần, từ 16 – 24 tuần đối với đơn thai (Grade 1A).
  • Đối với các trường hợp đơn thai, không có tiền căn sinh non, khuyến cáo đo CL thường quy của SMFM vẫn chưa đạt được sự đồng thuận trên thế giới. Các bác sĩ  lâm sàng muốn thực hiện đo chiều dài cổ tử cung thường quy nên theo các khuyến cáo chặt chẽ (Grade 2B).
  • Đối với các trường hợp có can thiệp trên cổ tử cung trước đó: Hiện thiếu bằng chứng để khuyến cáo đo thường quy các trường hợp phẫu thuật điện do loạn sản cổ thử cung (LEEP hoặc dao lạnh). Các tổng quan hệ thống và phân tích gộp cho thấy cổ tử cung ngắn hơn sau khi can thiệp, tuy nhiên các trường hợp này lại có chiều dài kênh cổ tử cung bình thường ở tam cá nguyệt II, và quan trọng hơn là sự gia tăng nguy cơ sinh non trong dân số này do bản chất loạn sản cổ tử cung chứ không phải do phẫu thuật. Do đó, đối với nhóm nguy cơ thấp (có điều trị loạn sản cổ tử cung hoặc có bệnh sử loạn sản cổ tử cung), không cần thiết phải can thiệp quá nhiều so với các trường hợp không có tiền căn sinh non.
  • Hiện thiếu dữ liệu để khuyến cáo đo CL thường quy sau khi khâu cổ tử cung.
  • Đối với các trường hợp đa thai: SMFM hiện chưa khuyến cáo đo CL thường quy trên song thai do thiếu dữ hiệu cho thấy lợi ích của việc này.
 
 
 

các bài viết khác