DỰ PHÒNG THAI CHẾT LƯU

Bs Nguyễn Ngọc Hưng TT Chăm sóc SKSS Bình Dương Tỷ lệ thai chết lưu theo mẹ ở Việt Nam khoảng 2%. Gia đình có tiền sử bất thường sinh sản; mẹ có tiền sử bị thai chết lưu và ở vùng núi là các yếu tố liên quan với tình trạng thai chết lưu của mẹ.

 

DỰ PHÒNG THAI CHẾT LƯU

Bs Nguyễn Ngọc Hưng

TT Chăm sóc SKSS Bình Dương

Tỷ lệ thai chết lưu theo mẹ ở Việt Nam khoảng 2%. Gia đình có tiền sử bất thường sinh sản; mẹ có tiền sử bị thai chết lưu và ở vùng núi là các yếu tố liên quan với tình trạng thai chết lưu của mẹ.

Thế nào gọi là thai chết lưu?

Thai chết lưu là khi thai đã chết trước khi bắt đầu có chuyển dạ mà không được tống xuất ra ngoài ngay. Thời gian tối thiểu lưu lại trong tử cung từ lúc thai chết đến khi được tống xuất tự nhiên thường được cho là từ 48 giờ trở đi.

Làm sao biết được thai chết lưu?

Thai chết lưu lớn: mất cử động thai, tử cung nhỏ dần, chiều cao tử cung giảm, hai vú tiết sữa non tự nhiên, ra huyết âm đạo, không nghe được tim thai,

Thai nhỏ chết lưu: siêu âm không thấy hoạt động tim thai, hình ảnh túi ối méo mó, không đều.

Vì sao thai chết lưu?

Nguyên nhân từ mẹ: Mẹ mắc các bệnh cấp tính và mãn tính (bệnh tim, cao huyết áp, thiếu máu, suy gan, viêm thận...), các bệnh về nội tiết (Basedow, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng...), tiền sản giật, các bệnh nhiễm ký sinh trùng và một số yếu tố thuận lợi khác như tuổi mẹ cao, lao động vất vả, đời sống khó khăn, có tiền sử thai chết lưu…vv. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khác như tử cung dị dạng như tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển làm cho thai bi nuôi dưỡng kém…vv

Nguyên nhân từ thai: Rối loạn nhiễm sắc thể (chiếm 60 - 70%), thai dị dạng, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, thai già tháng, đa thai, dây rốn bị chèn ép, thắt nút hoặc dây rốn xoắn nhiều, nhau bị xơ hóa, bị bong hoặc u mạch máu màng đệm của bánh nhau, đa ối cấp, mãn tính hoặc thiểu ối.

Dự phòng thai chết lưu như thế nào? Không phải tất cả các trường hợp thai chết lưu đều có thể dự phòng. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể thực hiện một số biện pháp:

  • Không hút thuốc lá- tránh khói thuốc lá,
  • Tránh sử dụng rượu bia và các chất gây nghiện
  • Nên khám thai định kỳ và nhất là theo dõi sát sản phụ có tiền sử thai chết lưu và điều trị (nếu có) các bệnh khác của mẹ
  • Theo dõi phát hiện thai già
  • Cải thiện điều kiện sống và làm việc cho mẹ trong quá trình mang thai

Vì vậy, khi có triệu chứng bất thường trong thai kỳ như đột ngột đau bụng, ra máu âm đạo, ra nước âm đạo, hoa mắt, chóng mặt… thai phụ nên đến bệnh viện ngay, đừng chần chờ, tránh các biến chứng nguy hiểm./.

Tài liệu tham khảo:

THAI CHẾT LƯU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, Trương Quang Đạt, Trần Đức Phấn, Ngô Văn Toàn, Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, Trường Đại học Y Hà Nội, http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&ved=2ahUKEwjP-_aQw5LjAhXJc3AKHQF- DVcQFjADegQIBRAC&url=http%3A%2F%2Ftapchinghiencuuyhoc.vn%2Findex.php%2Fyhonline%2Farticle%2Fdownload%2F589%2F371&usg=AOvVaw0NzMeKB0RR18Ae-5097NDd, 4.2014

các bài viết khác