DỌA SẨY THAI, SẨY THAI 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (< 14 TUẦN)

Được gọi là dọa sẩy thai khi có triệu chứng ra máu âm đạo trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Xuất độ xảy ra trong 30 - 40% thai kỳ.

DỌA SẨY THAI, SẨY THAI 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (< 14 TUẦN)
(Nguồn: Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015
 Bệnh viện Từ Dũ)
 
  1. PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ DỌA SẨY THAI
  1.  Định nghĩa   
  • Được gọi là dọa sẩy thai khi có triệu chứng ra máu âm đạo trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
  • Xuất độ xảy ra trong 30 - 40% thai kỳ.
  1.  Chẩn đoán
  • Triệu chứng cơ năng
  • Bệnh nhân có thia kèm ra máu âm đạo lượng ít, màu đỏ tươi hoặc bầm đen.
  • Có thể có cẩm giác trằn bụng dưới, đau âm ỉ vùng hạ vị hoặc đau lưng.
  • Khám lâm sàng
  • Cổ tử cung còn dài, đóng kín.
  • Kích thước thân tử cung to tương ứng với tuổi thai.
  1.  Cận lâm sàng
Siêu âm thấy hình ảnh túi ối cà thai trong buồng tử cung, có thể có hình ảnh khối máu tụ quanh trứng hay gai nhau.
  1.  Chẩn đoán phân biệt
  • Thai ngoài tử cung.
  • Thai trứng.
  1.  Xử trí
  • Nằm nghỉ, ăn nhẹ, chống táo bón.
  • Tư vấn cho người bệnh và gia đình những tiến triển có thể xảy ra, nên tránh lao động nặng, tránh giao hợp ít nhất 2 tuần sau khi hết ra máu âm đạo.
  • Thuốc giảm co: Alvenrine citrate 40mg uống 2 viên x 2 lần/ngày.
  • Progesterone tự nhiên để giảm co thắt tử cung, liều 200-400 mg/ngày (đặt âm đạo hoặc uống), hoặc.
  • Progesterone tự nhiên tiêm bắp, hoặc
  • Dydrogesterone 10 mg 1 viên x 2 lần/ngày(uống).
  • Không nên dùng các loại Progesterone tổng hợp vì có khả năng gây dị tật thai nhi, nhất là trong giai đoạn tạo phôi 2 tháng đầu thai kỳ.
  1. PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ SẨY THAI
  1.  Sẩy thai khó tránh
  • Lâm sàng
  • Ra máu âm đạo nhiều, đỏ tươi.
  • Đau hạ vị từng cơn, ngày càng tăng.
  • Khám âm đạo: cổ tử cung mở, đôi khi có ối vỡ.
  • Xử trí
  • Kháng sinh dự phòng (thường dùng đường uống).
  • Nạo hút thai + gởi giải phẩu bệnh.
  • Thuốc gò tử cung.
  1.  Sẩy thai diễn tiến
  • Lâm sàng
  • Ra máu âm đạo nhiều, có máu cục. Bệnh nhân có thể bị choáng.
  • Đau quăn từng cơn vùng hạ vị do tử cung co thắt mạnh để tống thai ra.
  • Khám âm đạo: đoạn dưới tử cung phình to, cổ tử cung mở, đôi khi có thể thấy khối nhau lấp ló ở cổ tử cung.
  • Xử trí
  • Nếu có choáng, phải hồi sức chống choáng
  • Nạo hút thai nhanh để cầm máu + gởi giải phẩu bệnh.
  • Kháng sinh (đường uống)
  1.  Sẩy thai không trọn
  • Lâm sàng
  • Thường đã có các triệu chứng dọa sẩy thia trước đó.
  • Đau bụng, ra huyết nhiều hơn.
  • Có thể ghi nhận có mảnh mô được tống xuất ra khỏi âm đạo. Sau đó vẫn tiếp tục ra máu âm đạo và còn đau bụng lâm râm.
  • Khám âm đạo: cổ tử cung còn hé mở hay đóng kín, thân tử cung còn to hơn bình thường.
  • Siêu âm: có thể thấy hình ảnh sót nhau trong buồng tử cung.
  • Xử trí
  • Kháng sinh (đường uống)
  • Nạo kiểm trả buồng tử cung để lấy phần nhau sót ra. Gởi giải phẩu bệnh
  • Thuốc gò tử cung.
  • Máu ra nhiều phải hồi sức, dịch truyền, truyền máu nếu cần.
  • Cần lưu ý
  • Sẩy thai nhiễm khuẩn: chỉ nạo sau khi đã điều trị kháng sinh tiêm phổ rộng.
  • Sẩy thai băng huyết, tụt huyết  áp: phải hồi sức tích cực, vừa hồi sức vừa nạo.
 
 
 
 
 
 

 

các bài viết khác