Cách cho con bú

Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện cho trẻ từ lúc mới sanh cho đến 6 tháng tuổi. Nó chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và còn chứa những kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng giai đoạn đầu đời. Ngoài ra việc nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp hình thành mối quan hệ yêu thương gần gũi giữa mẹ và con. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh  cao hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa nhân tạo. Chính vì những lợi ích rõ ràng của việc nuôi con bằng sữa mẹ mà Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo như sau:

CÁCH CHO CON BÚ
(Thực hành sản phụ khoa – Nhà xuất bản y học)
 
  1. ĐẠI CƯƠNG
Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện cho trẻ từ lúc mới sanh cho đến 6 tháng tuổi. Nó chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và còn chứa những kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng giai đoạn đầu đời. Ngoài ra việc nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp hình thành mối quan hệ yêu thương gần gũi giữa mẹ và con. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh  cao hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa nhân tạo.
Chính vì những lợi ích rõ ràng của việc nuôi con bằng sữa mẹ mà Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo như sau:
  • Bắt đầu cho con bú mẹ sớm trong vòng nửa giờ đến 1 giờ sau sanh.
  • Cho bú mẹ hoàn toàn từ 0- 4 tháng tuổi.
  • Cho ăn bổ sung từ 4-6 tháng tuổi.
  • Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 năm hoặc hơn.
Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ, bà mẹ cần phải biết cho con bú đúng cách để trẻ bú có hiểu quả cũng như để duy trì dồi dào nguồn sữa.
 
  1. CÁCH TẠO SỮA NHƯ THẾ NÀO ?
Bên trong tuyến vú gồm nhiều nang sữa tạo thành bởi các tế bào tiết sữa. Chung quanh nang sữa có các tế bào cơ trơn, khi co thắt sẽ giúp đẩy sữa ra ngoài. Từ nang sữa, sữa theo các ống dẫn chảy ra ngoài.
Ở phần quầng vú, các ống sữa nở rộng ra thành các xoang sữa, là nơi sữa được gom vào để chuẩn bị cho một bữa bú.
Khi trẻ bú, tác động mút vú sẽ tạo nên những xung động thần kinh kích thích lên tuyến yên tiết ra prolactin và oxytocin. Prolactin giúp các tế bào tiết sữa còn oxytoxin giúp đẩy sữa chảy ra ngoài. Như vậy, trẻ càng bú nhiều thì sữa càng được tạo ra nhiều hơn.
 
  1. TRẺ BÚ NHƯ THẾ NÀO?
Một trẻ khỏe mạnh có 3 phản xạ giúp trẻ bú:
  • Phản xạ tìm vú: khi có vật gì chạm vào vùng miệng của trẻ và nếu trẻ đói, nó sẽ hướng mặt về phía đó và há miệng ra.
  • Phản xạ mút: khi có vật gì đưa vào sâu trong miệng và chạm vào vòm hầu của trẻ, trẻ sẽ mút.
  • Phản xạ nuốt: khi miệng trẻ đầy sữa, trẻ sẽ nuốt.
Khi trẻ bú, nó ngậm không chỉ núm vú mà một phần lớn mô vú (có chứa các xoang sữa bên dưới) vào trong miệng nó. Khi trẻ mút, lưỡi trẻ tạo nên những nhu động ép sưa từ các xoang sữa chảy vào miệng và khi sữa đầy miệng trẻ sẽ nuốt.
Cần chú ý 2 điểm quan trọng:
  • Động tác mút giúp trẻ đưa nhiều mô vú vào trong miệng trẻ và giữ chặt trong miệng chứ không trực tiếp hút sữa từ bầu vú.
  • Không có sự cọ xát giữa da núm vú và miệng trẻ.
  1.  Dấu hiệu giúp nhận biết trẻ ngậm bắt vú đúng cách.
  • Toàn thân trẻ hướng sát về phía bà mẹ.
  • Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
  • Miệng trẻ há rộng.
  • Môi dưới của trẻ cong ra ngoài.
  • Phần quầng vú phía trên miệng trẻ nhìn thấy ít hơn phía dưới.
  • Nhìn thấy trẻ mút chậm, mạnh.
  • Có thể nghe tiếng trẻ nuốt.
  • Trẻ thư giãn và thõa mãn sau bữa bú.
  • Bà mẹ không cảm thấy đau đầu vú.
  1. Dấu hiệu cho trẻ biết trẻ ngậm bắt vú không đúng cách
  • Thân trẻ không áp sát vào ngực bà mẹ.
  • Cằm trẻ cách xa vú mẹ.
  • Miệng không há to.
  • Còn nhìn thấy phần nhiều quầng vú bên ngoài miệng trẻ.
  • Trẻ mút nhanh, nhẹ.
  • Có thể thấy má trẻ lúm vào khi trẻ mút.
  • Sau bữa bú trẻ vẫn quấy khóc, không thõa mãn vì không nhận đủ sữa.
  • Bà mẹ cảm thấy đau đầu vú. Có thể có những vết nứt ở núm vú.
  1. Hậu quả của ngậm bắt vú không đúng cách
  • Bà mẹ cảm thấy đau vú mỗi khi cho bú. Lưỡi trẻ chạm vào da núm vú có thể gây nứt nẻ hoặc lở loét núm vú.
  • Sữa chảy ra không hiệu quả. Trẻ không nhận đủ sữa, chậm lên cân.
  • Trẻ không nhận đủ sữa nên đòi bú liên tục.
  • Trẻ không thõa mãn, từ chối bú mẹ.
  • Vú căng sữa gây đau nhức và dần dần sẽ tiết sữa ít đi.
 
  1. GIÚP ĐỠ BÀ MẸ CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
Một số bà mẹ, nhất là các sản phụ con so chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ cần được giúp đỡ để có thể cho con bú đúng cách và hiệu quả.
  • Để bà mẹ ngồi thoải mái trên ghế.
  • Nếu sức khỏe còn yếu, bà mẹ có thể nằm trên giường với em bé nằm bên cạnh. Nếu cần thiết có thể dùng một gối mềm để đỡ em bé.
  • Giúp bà mẹ bế em bé, hướng mặt bé về phía bầu vú. Đầu và thân bé phải thằng hàng. Bụng bé áp sát vào bụng bà mẹ.
  • Bà mẹ dùng tay nâng bầu vú và đưa cả bầu vú (chứ không phải chỉ có một núm vú) về phía miệng trẻ. Bà mẹ không nên dung 2 ngón tay kẹp núm vú hoặc quầng vú hoặc cố gắng đẩy núm vú về phía miệng trẻ.
  • Bà mẹ có thể chạm nhẹ núm vú vào miệng trẻ để kích thích phản xạ tìm vú.
  • Chờ cho trẻ há to miệng và sẵn sàng để bú thì nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú. Hướng môi dưới của trẻ nằm phía dưới núm vú. Điều này giúp cằm trẻ chạm sát vào bầu vú và lưỡi trẻ nằm ngay dưới phần vú có chứa các xoang sữa, cũng như giúp cho núm vú chạm vào vòm hầu của trẻ để kích thích phản xạ mút.
 
  1. CHO TRẺ BÚ NHƯ THẾ NÀO?
  • Cho trẻ bú càng sớm ngay sau sanh càng tốt. Cho trẻ bú sớm giúp mau lên sữa cũng như tận dụng được nguồn sữa non quý giá.
  • Cho trẻ bú theo yêu cầu. cho bú bất cứ lúc nào trẻ đói và đói bú. Không cần thiết bú theo giờ giấc nhất định.
  • Không nên giới hạn thời gian mỗi bữa bú. Trước đây các nhân viên y tế thường khuyên các bà mẹ không nên cho trẻ bú lâu quá 5-10 phút vì sợ bú lâu sẽ làm đau đầu vú. Tuy nhiên chúng ta biết rằng nguyên nhân đau đầu vú là do ngậm bắt vú không đúng cách. Cứ để trẻ bú cho đển khi nhận đủ lượng sữa theo nhu cầu.
  • Chờ cho trẻ bú hết sữa một bên rối hãy cho bú vú bên kia. Tuy nhiên không nên ép trẻ nếu trẻ đã no. Hãy cho bú vú phải trước trogn bữa bú này. Đến bữa bú tiếp theo sẽ cho bú vú trái trước. Như vậy cả hai vú đều được kích thích và tiết ra sữa cân bằng cả hai vú.
  • Tóm lại, điểm mấu chốt giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ được thành công và hiệu quả là phải cho trẻ ngậm bắt vú  đúng cách và cho trẻ bú đầy đủ theo yêu cầu.
 
  1. CHO BÚ MẸ TRONG TRƯỜNG HỢP MẸ BỊ NHIỄM SIÊU VI MẠN TÍNH
  1.   Viêm gan siêu vi
Viêm gan siêu vi B và C lây truyền qua đường máu và đường tình dục. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian chu sinh, chủ yếu là do thai nhi tiếp xúc với máu mẹ trong lúc sanh đẻ. Mặc dù có một số trường hợp tìm thấy kháng thể bề mặt của siêu vi B trong sữa các bà mẹ có HbsAg (+), nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy bú mẹ sẽ làm tăng thêm nguy cơ lây truyền sau sanh từ mẹ sanh con.
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cao chủng ngừa viêm gan B cho tât cả các bé sơ sinh trong vòng 48 giờ đầu sau sanh hoặc càng sớm càng tốt sau đó. Việc tiêm ngừa này có khả năng phòng ngừa được 70%-90% trẻ sơ sinh từ các bà mẹ co HbsAg (+).
WHO và UNICEF khuyến cáo các bà mẹ có HbsAg (+) vẫn có thể cho bú mẹ, ngay cả khi trẻ sơ sinh không được chủng ngừa viêm gan B từ lúc mới sinh ra.
 

các bài viết khác