Đo Mật Độ Xương

Phương pháp chẩn đoán thông dụng hiện nay là đo mật độ xương hay còn gọi là đo tỷ trọng khoáng xương (Bone mineral density: BMD), phương pháp này cho phép đo mức canxi trong xương, nhờ đó đánh giá được nguy cơ gãy xương. Nó cũng được sử dụng xác định có phải một bệnh nhân bị thiếu xương hay loãng xương. Đo mật độ xương là phương pháp kiểm tra không xâm nhập, không gây đau đớn và được thực hiện ở cột  sống , cổ tay, cổ xương đùi hay gót chân được xác định bằng lượng mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm2)

Đo Mật Độ Xương
 
Phương pháp chẩn đoán thông dụng hiện nay là đo mật độ xương hay còn gọi là đo tỷ trọng khoáng xương (Bone mineral density: BMD), phương pháp này cho phép đo mức canxi trong xương, nhờ đó đánh giá được nguy cơ gãy xương. Nó cũng được sử dụng xác định có phải một bệnh nhân bị thiếu xương hay loãng xương. Đo mật độ xương là phương pháp kiểm tra không xâm nhập, không gây đau đớn và được thực hiện ở cột  sống , cổ tay, cổ xương đùi hay gót chân được xác định bằng lượng mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm2)
  1. Đo tỷ trọng khoáng xương BMD bằng nhiều phương pháp:
  1. Đo hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Xray Absorptiometry- DEXA) (Sử dụng hai chùm tia X hướng vào một số vị trí nào đó của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi hay toàn bộ cơ thể và đo năng lượng của chùm tia đó khi nó ra khỏi cơ thể. Lượng mỗi chùm tia bị cản bởi xương và các mô mềm được so sánh với nhau)
  2. Đo hấp phụ năng lượng tia X đơn (Single-energy Xray absorptiometry - SXA) có thể được sử dụng nhưng không thông dụng bằng DEXA.
  3.  Đo hấp phụ năng lượng quang phổ kép (Dual Energy Photon Absorptiometry- DPA) ( Sử dụng chất phóng xạ để sản sinh bức xạ và có thể đo mật độ xương ở xương hông và xương sống. DPA cũng sử dụng liều xạ thấp nhưng thời gian thực hiện chậm hơn các phương pháp khác)
  4. Đo hấp phụ năng lượng quang phổ đơn (Sing le Energy Photon Absorptiomtry- SPA)
  5. Siêu âm (Ultrasound) (Siêu âm thường được sử dụng trong chẩn đoán ban đầu). Nếu kết quả siêu âm cho thấy mật độ xương thấp thì DEXA được sử dụng để xác nhận lại kết quả. Siêu âm sử dụng sóng âm để xác định mật độ xương (thường là xương gót). Phương pháp siêu âm nhanh, không gây đau và không sử dụng chất phóng xạ như trong phương pháp X quang nhưng không đo được mật độ xương của các xương gần rạn, gãy do loãng xương như cổ xương đùi và xương sống)
  6. Quantitative computed tomography (QCT là một dạng của CT để đo mật độ xương cột sống (đốt sống). Một loại QCT có tên peripheral QCT (pQCT) sử dụng để đo mật độ xương ở chi (như xương cổ tay). QCT ít được áp dụng vì giá thành cao, sử dụng liều xạ cao và kém chính xác hơn DEXA, P-DEXA hay DPA.
Hiện nay trên thế giới đã thống nhất dùng máy DEXA (máy dùng tia X năng lượng kép) để chẩn đoán bằng cách đo mật độ xương BMD. Máy Osteo Prima là máy dùng tia X năng lượng kép
 Người ta dùng máy DEXA đo BMD để tính :
          - T-score: là mật độ xương của bệnh  nhân được so sánh với mật độ xương đỉnh ( khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành ) của người cùng giới, cùng màu da lúc trưởng thành khỏe mạnh (25- 30 tuổi). T-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn của người trẻ.
          Nếu gọi BMD của một cá nhân là BMDi, BMD đỉnh của một quần thể là pBMD, và độ lệch chuẩn của pBMD trong quần thể là SD, chỉ số T-score được định nghĩa như sau :
Description: http://www.bvtwqn.vn/Portals/0/Images/KHOA%20CDHA/CongNgheCDHA/2014-01-14_Image_CDHA_CongNghe_BenhLoangXuong_PPChanDoan_01.png
          - Z-score: là chỉ số so sánh sự chênh lệch mật độ xương của người được đo với mật độ xương của một người cùng tuổi, trọng lượng, giới tính, màu da…ở tình trạng chuẩn. Z-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với người cùng tuổi, giới, trọng lượng, màu da. Chỉ số này rất có ích nó gợi ý cho chẩn đoán loãng xương thứ phát vì sự mất xương nhiều, nếu Z- score nhỏ hơn – 1,5 gợi ý có những yếu tố bất thường tác động vào sự mất xương.
          Người ta đánh giá mật độ xương theo T-Score :
             T-Score > - 1       :   Normal                        Biểu hiện trên đồ thị màu xanh
    - 1 > T-Score > - 2,5     :  Osteopenia                  Biểu hiện trên đồ thị màu vàng
 - 2,5 > T-Score > - 3,5     :  Osteoporosis               Biểu hiện trên đồ thị màu cam
 - 3,5 > T-Score                :   Severe Osteoporosis  Biểu hiện trên đồ thị màu đỏ 
         
  1. Mật độ xương đỉnh (pBMD) và tuổi đạt được mật độ xương đỉnh ở nam và nữ ở Việt Nam  
  Giới
pBMD ( g/cm2 )/ SD Nam Nữ
Cổ xương đùi
Xương đùi
Xương sống thắt lưng
0,85 ( 0,13 )
1,00 ( 0,13 )
1,05 ( 0,12
0,80 ( 0,11 )
0,95 ( 0,12 )
0,96 ( 0,11 )
Tuổi đạt pBMD ( năm )    
Cổ xương đùi
Xương đùi
Xương sống thắt lưng
26 ( 24 – 29 )
32 ( 29 – 35 )
27 ( 25 – 29 )
22 ( 19 – 24 )
32 ( 25 – 30 )
27 ( 23 – 27 )
Nguồn : Chẩn đoán loãng xương - Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu ( Số 57-Thời sự Y học 01 & 02/ 2011 )
  1. Những đối tượng có nguy cơ loãng xương:
  • Những phụ nữ sau mãn kinh 6 đến 8 năm hoặc mãn kinh sớm trước 45 tuổi hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ tử cung buồng trứng nên đi kiểm tra đo mật độ xương vì khả năng loãng xương lúc này rất cao. Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần.
  • Những người có thể trạng bé nhỏ, cân nặng thấp thì nguy cơ loãng xương cao hơn so với những người to béo.
  • Những người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ canxi, vitamin D hoặc chế độ dinh dưỡng quá nhiều protein, những người uống rượu, hút thuốc nhiều đều có nguy cơ loãng xương cao.
  • Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị loãng xương các con sẽ có nguy cơ bị loãng xương do yếu tố di truyền.
  • Những người mắc các bệnh bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường…, những người phải nằm bất động lâu ngày cũng có nguy cơ bị loãng xương.
  • Những người phải sử dụng thuốc corticoid, thuốc chống đông, lợi tiểu kéo dài cũng cần phải được điều trị dự phòng loãng xương từ sớm.
  • Tất cả những người trên 65 tuổi, dù có hay không có các yếu tố nguy cơ kể trên
 
 

các bài viết khác