ỐI VỠ NON

Ối vỡ non là ối vỡ trước khi thai vào chuyển dạ.  

ỐI VỠ NON
 
(Nguồn: Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015
Bệnh viên Từ Dũ)
 
  1. ĐỊNH NGHĨA
Ối vỡ non là ối vỡ trước khi thai vào chuyển dạ.
 
  1. CHẨN ĐOÁN
  1. Lâm sàng
  • Ra nước rỉ rả hay đột ngột trong âm đạo.
  • Tính chất dịch: đục, lợn cợn, trong, vàng, hay xanh sậm.
  • Đóng băng vệ sinh thấy ướt nước ối.
  • Đặt mỏ vịt: thấy nước ối chảy ra từ cổ tử cung, có thể thấy phần thai (tóc, chi…)
  • Khám (hạn chế): có thể sờ thấy phần thai, tóc, dịch ối chảy ra âm đạo.
  • Trường hợp nhiễm trùng ối nặng có thể thấy: sốt cao, chạm tử cung đau, dịch ối chuyển màu xanh đen và hôi. Tiên lượng xấu cho mẹ và bé. 
  1.  Cận lâm sàng
  • Nitrazine test: chỉ thị màu chuyển xanh.
  • Siêu âm: không có giá trị chẩn đoán nhưng có thể ghi nhân lượng nước ối giảm hoặc bình thường.
  • Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng ối
  • Tổng phân tích tế bào máu: đánh giá sự tăng của tổng số BC và tỉ lệ BCĐNTT mỗi 6 giờ sau khi ối vỡ. Khi BC > 12.000/mm3 , BCĐNTT: > 85%.
  • CRP: > 20 mg/L.
  • Cấy dịch ối: ít làm, kết quả chậm, thường làm cấy dịch lòng tử cung sau sinh khi tình trạng nhiễm trùng sau sinh không được khắc phục sau điều trị kháng sinh liều cao.
  • Chẩn đoán nhiễm trùng ối
  •  Mạch nhẹ > 100 l/p.
  •  Mạch con > 160 l/p.
  •  Tử cung mềm đau.
  •  Sản dịch hôi.
  •  Bạch cầu > 15.000.
 
  1. XỬ TRÍ
Tùy thuộc
  • Có chuyển dạ hay không.
  • Có nhiễm trùng hay không.
  • Tuổi thai. 
Nguyên tắc chung trong xử trí
  1.  Hạn chế khám âm đạo, chỉ khám âm đạo khi
  • Có chuyển dạ tích cực, cần đánh giá tiến triển cổ tử cung và ngôi thai theo phác đồ chuyển dạ .
  • Cần khám đánh giá chỉ số Bishoop trước khi quyết định phương pháp chấm dứt thai kỳ.
  1. Cố gắng sinh đường âm đạo. Tuy nhiên, về phương pháp chuyển dạ hay sinh chỉ huy không thuận tiện hoặc không tiến triển thì phải mổ lấy thai.
  2. Khởi phát chuyển dạ dựa trên chỉ số Bishop 
  • Bishop ≥ 6 tăng có với oxytocin tham khảo phác đồ “khởi phác chuyển dạ”.
  • Bishop < 6 gây chín mùi CTC bằng PGE1, PGE2 trước khi dùng oxytocin. Chú ý khi dùng PGE1, PGE2, tử cung rất nhạy cảm với Oxytocin và dễ gây cơn gò cường tính, dọa vỡ - vỡ tử cung, thai suy nên cần theo dõi chặt chẽ chuyển da với monitor sản khoa. Chỉ sử dụng oxytocin sau 4 tiếng sử dụng PGE1 hay sau 6 tiếng sử dụng PGE2. 
Phải chấm dứt thai kỳ ngay khi
  • Sa dây rốn.
  • Thai suy.
  • Đã vào chuyển dạ thực sự với cổ tử cung ≥ 3 cm không thể chặn cuộc chuyển dạ.
  • Có nhiễm trùng ối trên lâm sàng và/ hoặc cận lâm sàng.
  • Đã vào chuyển dạ thực sự với cổ tử cung < 3 cm nhưng dùng thuốc giảm gò không hiệu quả.
  • Thai đã trưởng thành với tuổi thai ≥ 37 tuần.
 
Trì hoãn chấm dứt thai kỳ khi
    Trì hoãn chấm dứt thai kỳ là tạm ngăn chặn việc chuyển dạ xảy ra trong vòng 36 – 48 giờ, thời gian cần thiết để hỗ trợ phổi thai nhi khi tuổi thai < 37 tuần kèm theo
  • Không có bằng chứng của nhiễm trùng ối trên lâm sàng và hoặc cận lâm sàng.
  • Đã vào chuyển dạ thực sự nhưng cổ tử cung < 3 cm.
 
Các biện pháp chấm dứt thai kỳ
Các phương pháp chấm dứt thai kỳ theo thể lâm sàng.
  1. Trường hợp đã có chuyển dạ, chưa nhiễm trùng và thai đủ tháng: 80 – 90% vào chuyển dạ.
  • Theo dõi như một cuộc chuyển dạ tự nhiên.
  • Đánh giá nhiễm trùng mỗi 3 giờ: nhiệt độ, tim thai, màu mùi nước ối.
  • Đánh giá tiến triển của chuyển dạ mỗi 4 giờ/ tiềm thời và mỗi 1 – 2 giờ/hoạt động.
  • Kháng sinh điều trị (liều cao và phối hợp) khi có bằng chứng nhiễm trùng.
  • Dùng kháng sinh sau 12 giờ ối vỡ mà chưa sinh.
  1. Trường hợp đã có chuyển dạ, chưa nhiễm trùng và thai ≤ 34 tuần
(50% vào chuyển dạ tự nhiên sau 48 giờ): xử trí như trên và thêm hỗ trợ phổi thai với Betamethason theo phác đồ hoặc tương đương và trì hoãn chấm dứt thai kỳ từ 12 – 24 giờ để hỗ trợ phổi với thuốc giảm gò
3. Trường hợp chưa có chuyển dạ,chưa nhiễm trùng và thai đủ tháng:  theo dõi tự nhiên, nếu sau 12 giờ ối vỡ không vào chuyển dạ thực sự do cơn gò thưa, sẽ tăng co với dung dịch Oxytocin.
4. Trường hợp chưa có chuyển dạ, chưa nhiễm trùng và ≤ thai 34 tuần:  cố gắng dưỡng thai, tối thiểu 48 giờ để hỗ trợ phổi. Có thể dưỡng thai lâu hơn khi không có nhiễm trùng.
5. Xử trí nhiễm trùng ối
  •   Kháng sinh liều cao phối hợp.
  •   Chấm dứt thai kỳ:
  • Tăng co sau sử dụng kháng sinh 30 phút không quá 4 giờ.
  • Thuận lợi → theo dõi sinh.
  • Nếu không thuận lợi → mổ lấy thai (chèn gạc kỹ, hút sạch nước ối)./.
 
 
 

 

các bài viết khác