CHẤM DỨT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung (CTC) là bệnh lý ác tính, chiếm vị trí thứ 2 chỉ sau ung thư vú, là một trong những bệnh hàng đầu về ung thư sinh dục của phụ nữ trên toàn thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay số mắc toàn cầu lên đến 2,3 triệu phụ nữ, trong đó số mắc mới mỗi năm trên 500.000 người.

Tính trung bình gần như cứ mỗi 1 phút mỗi ngày có 1 phụ nữ được chẩn đoán là Ung thư CTC. Ung thư CTC không phải là bệnh di truyền, có thể ngăn ngừa và điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Phụ nữ ở mọi độ tuổi, đặc biệt khi đã có quan hệ  tình dục đều có khả năng bị mắc ung thư CTC.
 

Tác nhân gây bệnh là Human Papiloma virus (HPV), đặc biệt là nhóm HPV nguy cơ cao (16,18) là nguyên nhân chiếm 99,7% ung thư CTC, ngoài ra nhóm HPV (6,11) còn gây bệnh lý sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục rất phổ biến hiện nay.

Gánh nặng nhiễm HPV vùng hậu môn sinh dục

HPV nguy cơ cao:
+ Ung thư cổ tử cung
+ Các loại Ung thư hậu môn sinh dục khác
+ Ung thư đầu – cổ
+ Tiền Ung thư ở nhiều vị trí khác

HPV nguy cơ thấp:
+ Mụn cóc hậu môn sinh dục
+ Sùi mào gà
+ U nhú hô hấp tái phát

Làm thế nào để dự phòng

Cấp độ 1:

Tiêm Vắc xin phòng bệnh. Theo cập nhật của WHO về tính an toàn của vắc xin HPV hiện nay là: VÔ CÙNG AN TOÀN.
Vắcxin phòng bệnh Papilloma virus (HPV) ở người, được khuyến cáo cho tất cả trẻ em gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi để bảo vệ phòng ngừa nhiễm HPV.

Thực hành quan hệ tình dục an toàn
Thực hiện tình dục an toàn: chế độ một vợ một chồng. Virus HPV có thể lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục (hậu môn, âm đạo, miệng…) và cũng có thể lây nhiễm ngoài đường quan hệ tình dục (tiếp xúc, chăm sóc người bệnh, thực hiện các thủ thuật không đảm bảo vô trùng…).

Từ bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá nhiều làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm cơ thể bạn giảm sức đề kháng chống lại nhiễm HPV.

Xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
  • Nguyên nhân gây ra ung thư CTC được xác định là do virus HPV nhóm nguy cơ cao. Hiện có trên 150 type HPV, trong đó có khoảng 40 type có khả năng lây qua đường tình dục. Ước tính 50-80% phụ nữ và nam giới có quan hệ tình dục bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, và nếu nhiễm tồn tại lâu dài có thể gây ra các tổn thương ở CTC và có thể phát triển thành ung thư.
  1. Xét nghiệm HPV để tìm sự hiện diện của HPV là xét nghiệm hiệu quả được thực hiện đơn giản bằng cách lấy mẫu dịch ở CTC, độ nhạy cao > 95% và độ đặc hiệu > 90%.
  2. Phết tế bào CTC (PAP’ smear) là xét nghiệm tầm soát tìm bất thường tế bào cổ tử cung, thực hiện sau sạch kinh, độ nhạy khoảng 60%, khoảng 20-30% trường hợp ung thư được phát hiện ở người có kết quả Pap bình thường trước đó.
  3. Xét nghiệm HPV kết hợp với PAP’ smear được tổ chức Y tế thế giới và các hiệp hội về ung thư CTC khuyến cáo để tăng hiệu quả tầm soát và phát hiện sớm ung thư CTC.
Ung thư CTC có khả năng điều trị tận gốc và tiên lượng sống 5 năm khá cao nếu được phát hiện và điều trị sớm.
 



Liên hệ tư vấn và tiêm chủng
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Dương, 213 Yersin, Phú Cường, TDM, Bình Dương. Điện thoại: (0274) 3.855712 - 3.822402 – 3.855710

các bài viết khác