12 Câu hỏi về bệnh mồng gà

Mồng gà là một loại bệnh Lây qua tình dục, do bị nhiễm siêu vi trùng HPV (human papilloma virus). Biểu lộ của bệnh là những u nhú hay nốt sùi giống như bông cải hoặc giống hình ảnh sần sùi của mào con gà. Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện có khoảng 100 típ HPV nhưng chỉ có gần 30 típ là gây nhiễm bệnh cho con người. Bệnh còn có những tên khác: mụn cóc sinh dục, mụn cơm sinh dục, u nhú sinh dục, sùi mào gà, Condyloma.  

12 CÂU HỎI VỀ BỆNH MỒNG GÀ

BS Mai Thu Đường – Bv Da Liễu HCM
 
  1. Bệnh Mồng gà là bệnh gì?                                
Mồng gà là một loại bệnh Lây qua tình dục, do bị nhiễm siêu vi trùng HPV (human papilloma virus). Biểu lộ của bệnh là những u nhú hay nốt sùi giống như bông cải hoặc giống hình ảnh sần sùi của mào con gà. Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện có khoảng 100 típ HPV nhưng chỉ có gần 30 típ là gây nhiễm bệnh cho con người. Bệnh còn có những tên khác: mụn cóc sinh dục, mụn cơm sinh dục, u nhú sinh dục, sùi mào gà, Condyloma.
 
  1. Làm thế nào phát hiện bệnh Mồng gà cho bản thân và cho bạn tình của mình (người đã quan hệ tình dục với tôi, bao gồm cả người yêu và vợ/ chồng)?
Sau khi bị lây nhiễm, người nhiễm HPV có thể phát triển thành triệu chứng ở vùng niêm mạc: sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Trường hợp phát thành bệnh, biểu lộ của bệnh  là những nốt sùi có hình ảnh giống mồng sần sùi trên đầu con gà hoặc bông cải. Các nốt đó có thể rất nhỏ khoảng bằng hạt mè nhưng cũng có khi to hơn nhiều nếu để lâu không điều trị. Một số ít người bệnh có triệu chứng ngứa, phần lớn các trường hợp còn lại, không có triệu chứng gì cả. Cho nên số đông trường hợp bệnh được phát hiện nhờ bệnh nhân vô tình  sờ phải hoặc nhìn thấy các nốt sùi bất thường tại bộ sinh sục, vùng hậu môn hoặc niêm mạc miệng.   Có một số bệnh  khác ở bộ phận sinh dục cũng có biểu hiện  giống bệnh Mồng gà như, tuyến nhờn dưới niêm mạc, u mềm lây, ung thư da , sẩn giang mai hoặc cấu trúc bình thường như gai sinh dục, …Vì thế, để biết chính xác, bạn cần đến Bác sỹ chuyên khoa để xác định bệnh. 
  
  1. Tại sao tôi bị bệnh còn bạn tình của tôi không bị bệnh?
Đó là vì những lý do như sau:
  • Thứ nhất, có thể  bạn tình của bạn là người mang mầm bệnh, có nghĩa là chỉ nhiễm HPV mà không có triệu chứng nhưng bạn phải nhớ rằng người ấy vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
  • Thứ nhì, thời kỳ ủ bệnh của Mồng gà rất dài,  từ hàng tháng có khi đến hàng năm cho nên có thể bạn tình của bạn đang trong giai đoạn chưa phát ra bệnh.
  • Thứ ba, bạn tình của bạn có thể đã bị mắc bệnh nhưng chỉ trong một thời gian ngắn và sau đó bệnh đã tự khỏi nhờ sức đề kháng đã loại trừ mầm bệnh ra khỏi cơ thể.
  • Thứ ba, môi trường của cơ quan sinh dục cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện nốt sùi. Ở người phụ nữ, vùng sinh dục thường ẩm ướt hơn là ở nam giới, đó là một điều kiện thuận lợi cho Virus phát triển. Bộ sinh dục của nam giới cũng tiếp xúc với Virus nhưng lại không phát triển thành bệnh được, tương tự như trường hợp hạt lúa nếu được gieo vào đất khô thì không thể phát triển thành cây lúa được.
  
  1. Tôi giữ  vệ sinh rất sạch sẽ, bạn tình của tôi không bệnh nhưng vẫn bị bệnh Mồng gà? Tôi bị lây bệnh bằng đường nào vậy?
          Tuy bạn giữ vệ sinh, tắm rửa kỹ nhưng đáng tiếc mầm bệnh vẫn được lây truyền khi có nguồn virus tiếp xúc với bộ phận sinh dục của bạn. Cụ thể:
  • Bạn quan hệ tình dục với một người bị bệnh - người này có nốt sùi hoặc không có nốt sùi. Có thể hai người không giao hợp với nhau mà chỉ là tiếp xúc bên ngoài bằng tay hoặc bằng miệng với bộ phận sinh dục. Nguồn bệnh có thể xuất phát từ bàn tay, từ bộ sinh dục hoặc từ miệng của bạn tình như đã nói ở trên.
  • Hoặc hiếm hơn, khi bạn dùng chung vật dụng sinh hoạt với người bệnh như đồ lót, khăn tắm, chậu hoặc từ từ bàn tay khi tiếp xúc với nắm cửa nhà vệ sinh, bồn cầu mà trước đó có người bệnh đã sử dụng.
Vì những lý do trên mà có những bạn gái chưa quan hệ bên trong, hoặc những người không quan hệ tình dục vẫn bị bệnh mồng gà ở vùng sinh dục hoặc ở hậu môn. Điều này cũng đúng với trường hợp cháu cháu bé bị bệnh mào gà từ bàn tay bị dính virus của người chăm sóc bé.
 
  1. Từ khi lập gia đình đến nay, tôi và chồng tôi (hay vợ tôi) hoàn toàn chung thủy, không quan hệ với người thứ ba. Thế nhưng, gần đây, tôi phát hiện mình bị mắc bệnh Mồng gà, tại sao như  vậy?
Có vài nguyên nhân để giải thích cho bạn:
  • Thứ nhất, người phối ngẫu là người mang mầm bệnh: có vivus nhưng không có nốt sùi.
  • Thứ nhì, có thể bạn đã nhiễm Virus trước khi lập  gia đình.  Nên nhớ rằng thời gian ủ bệnh của HPV kéo dài rất lâu, như đã nói ở trên. Thời gian ủ bệnh là thời gian tính từ lúc quan hệ cho đến khi có nốt si  mào gà xuất hiện.
  • Sau cùng, bạn có thể bị lây nhiễm qua trung gian vật dụng sinh hoạt như đã nói như trên. Chúng tôi biết có trường hợp hai chị em mặc chung đồ lót và lây bệnh cho nhau và các bé 1-2 tuổi bị lây từ tay người chăm sóc.
 
  1. Tôi rất mặc cảm và buồn phiền vì bệnh Mồng gà. Có nhiều người bị bệnh giống tôi không?
Với câu hỏi của bạn, câu trả lới như sau:
HPV là bệnh lây nhiễm thường gặp nhất trên thế giới với tỷ lệ cứ 10 người, thì sẽ có 1 người nhiễm vi rút HPV.  Khoảng một nửa phụ nữ và nam giới đang có hoạt động tình dục nhiễm HPV ở thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.  Trong số những phụ nữ này, hơn một nửa là các bạn gái từ 15 đến 24 tuổi đang có hoạt động tình dục. Riêng tại khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da Liễu, tp. HCM, bệnh Mồng gà chiếm khoảng 70% số bệnh nhân của phòng phụ khoa và khoảng 40-50% số bệnh nhân của phòng khám nam đến khám vùng sinh dục . Điều đó nói rằng có nhiều người cũng mắc bệnh như bạn, cho nên cần chú ý bảo vệ người thân và cộng đồng của mình.
Nhiễm HPV ở da gây ra nốt sùi được gọi là mụn cóc, còn nốt sùi ở bộ phận sinh dục thì gọi là bệnh mào gà.  ở bộ hô hấp thì gọi là bướu gai. Tất cả có bản chất giống nhau. Do tư tưởng kỳ thị hoặc nhạy cảm, khi bị sùi mồng gà thì bạn lo sợ. Cũng virus HPV đó,  thử hỏi nếu gây ra mụn cóc trên da, bạn có lo lắng gì không? Cần nhớ 90% trường hợp người bị nhiễm HPV sẽ tự khỏi.
 
  1. Tại sao SMG hay tái phát? Bác sĩ có thể điều trị triệt để bệnh cho tôi không?
Bệnh Mồng gà do virus gây ra. Hiện nay, tuy chưa có thuốc uống hay thuốc chích điều trị virus bệnh Mồng gà nhưng vẫn có nhiếu phương pháp xử lý triệt để những nốt  sùi  và  phần lớn trường hợp nhiễm, virus HPV cũng tự  bị loại trừ khỏi cơ thể, cũng giống như nhiều loại virus khác ví dụ virus gây bệnh cảm cúm.
Nguyên nhân tái phát thường do virút lây lan ra vùng chung quanh trước khi sùi mào gà được phát hiện. Khi  khám bệnh, BS chỉ phát hiện và điều trị những tổn thương có thể thấy bằng mắt, những tổn thương quá nhỏ hoặc nằm sâu kín bên trong vùng niêm mạc bị nhiễm chưa phát triển thành sùi là nguyên nhân gây ra tái phát sau khi điều trị, vì vậy người bệnh cần phải đi tái khám để phát hiện sớm nếu có tái phát. Ngòai lý do trên còn do lây nhiễm từ bạn tình khi quan hệ khơng sử dụng bao cao su trong thời gian theo dõi. Vì vậy người bệnh cần tự mình theo dõi để phát hiện sớm. Nếu thấy có nốt bất thường xuất hiện ở vùng sinh dục cần đến khám ngay. Với bệnh nhân nữ, tự mình rất khó phát hiện nốt sùi, nên cần tái khám mỗi 2 tuần  trong 3 tháng để chắc chắn đã hết bệnh.
Sùi mào gà là bệnh chửa khỏi chứ không phải là bệnh suốt đời như thông tin gây hiểu lầm. Bạn nên nhớ sùi mào gà cũng như mụn cóc. Mụn cóc trị được mào gà cũng trị được
 
  1. Bác sĩ điều trị Mồng gà cho tôi bằng những phương pháp nào?
Tại Bệnh viện Da Liễu hiện có các phương pháp điều trị sau đây:
  • Tại bệnh viện: bạn có thể được Chấm Acid Trichloacetic hoặc phun Nitơ lỏng mỗi tuần, khoảng vài lần  cho mỗi đợt trị liệu. Phương pháp khác là đốt điện, đốt laser.
  • BS có thể kê đơn thuốc bơi như  Podophylline, Immiquimod  để bạn trị tại nha.
          Tại TT CSSKSS Bình Dương điều trị bằng đốt điện, đốt laser CO2
 
  1. Từ khi lập gia đình đến nay, tôi và chồng tôi (hay vợ tôi) hoàn toàn chung thủy, không quan hệ với người thứ ba. Thế nhưng, tôi phát hiện mình bị mắc bệnh Mồng gà, tại sao như  vậy?
Có vài nguyên nhân cho trường hợp này:
  • Người phối ngẫu là người mang mầm bệnh mà không có biểu hiện nốt sùi.
  • Có thể bạn đã nhiễm Virus trước khi có gia đình.  Nên nhớ rằng thời gian ủ bệnh của HPV rất lâu, có thể từ nhiều tháng đến hàng năm kể từ lúc tiếp xúc. Thời gian ủ bệnh tính từ lúc quan hệ lần cuối cùng cho đến khi có triệu chứng của mào gà xuất hiện.
  • Hoặc bạn có thể bị lây nhiễm qua ngón tay hoặc qua vật dụng sinh hoạt như đã nói như trên
 
  1. Tôi rất lo lắng khi đọc thông tin trên mạng, rằng nhiễm HPV sẽ đưa đến ung thư?
Có hai loại HPV: loại có nguy cơ cao có thể gây ung thư và loại nguy cơ thấp. HPV gây bệnh ở da tạo nốt sùi gọi là mụn cóc và gây bệnh trên bộ phận sinh dục thì gọi là Sùi Mào gà. Khi bạn  bị mụn cóc bạn đâu có  lo lắng. Tuy nhiên, bạn sẽ khủng hoảng nếu nốt sùi  mọc ở vùng sinh dục   Tại sao? Sự khác nhau này chỉ là  do yếu tố  tâm lý.  
HPV là virus có thể gây ung thư nhưng khơng nhiều và đa số ung thư chỉ xãy ra ở người nữ trên 40 tuổi. Những người này nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung lúc khám phụ khoa mỗi năm 1 lần để phát hiện ung thư sớm nếu có. Bạn hãy bớt lo sợ vì rất hiếm trường hợp bị HPV nguy cơ thấp gây ung thư  và nên nhớ rằng phần lớn người bị HPV sẽ tự khỏi bệnh. Một số người bị stress vì SMG do thông tin “quá liều”có tính chất hù dọa hoặc do trí tưởng tượng của mình, họ sẽ chạy chửa lung tung, tốn kém. Hãy tin tưởng vào bác sỹ  chuyên khoa Da Liễu  và kiên nhẫn theo đuổi điều trị.
 
  1. SMG  có ảnh hưởng đến việc có thai và sinh nở sau này không?
Bệnh Mồng gà không ảnh hưởng đến việc thụ thai cũng như phát triển thai nhi trong bụng sản phụ. Tuy nhiên, khi sinh ngã âm đạo, nếu sang thương mồng gà quá lớn có thể sẽ cản trở đường sinh nở của em bé. Và Mồng gà có thể lây truyền bệnh từ mẹ sang con lúc sinh nỡ. Bé có thể bị nhiễm virus và phát triển thành bướu gai ở bộ phận hô hấp hoặc sùi ở bộ sinh dục nhất là ở bé gái.
 
  1. Trong gia đình, chỉ có tôi bị bệnh. Tôi sợ rằng sẽ lây bệnh cho người thân của mình, nhất là tôi phải chăm sóc con nhỏ. Vậy có cách nào để bảo vệ người xung quanh không?
          Nguyên tắc cơ bản là bạn hãy cách ly nguồn bệnh. Nguồn bệnh nằm ở vùng sinh dục và có thể ở hậu môn:
  • Bạn rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc vùng sinh dục của mình.. Không để dịch tiết, vấy bẩn và ga trãi giường, bồn cầu và vật dụng xung quanh.
  • Bạn nên giặt riêng và không cho ai mặc chung quần lót của mình.
  • Với chồng hay bạn tình, nên luôn luôn sử dụng bao cao su khi  quan hệ. Tốt nhất là nên dùng bao cao su từ 3 đến 6 tháng sau khi Bác sĩ thông báo đã bạn đã sạch bệnh không còn nốt mào gà nào mới xuất hiện.
  • Với bà mẹ có con nhỏ, việc cho con bú không gây lây bệnh cho em bé. Nếu vệ sinh, tắm rữa cho em bé bạn cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé. 
 
 

các bài viết khác