Hở Eo Tử Cung

Là tình trạng cổ tử cung suy yếu không thể giữ được thai trong buồng trứng tử cung.

HỞ EO TỬ CUNG
(Nguồn:Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015 Bệnh viện Từ Dũ)
 
  1. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng cổ tử cung suy yếu không thể giữ được thai trong buồng trứng tử cung.
  1. CHẨN ĐOÁN
  • Dựa vào tiền sử sản khoa đơn thuần hoặc kết hợp siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung. Một trong những chẩn đoán sau:
  • Tiền sử sản khoa đơn thuần: sẩy thai to hoặc sinh non (trước 28 tuần) ≥ 2 lần liên tiếp với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau.
  • Có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non (từ 14 - 36 tuần) với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau, kèm yếu tố nguy cơ hở eo tử cung: nong nạo, khoét chóp, cắt đoạn cổ tử cung, rách cổ tử cung, bệnh lý collagen, bất thường ở tử cung/cổ tử cung.
  • Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm đường âm đạo < 25 mm và/hoặc có sự thay đổi cổ tử cung qua thăm khám ở tuổi thai trước 24 tuần kèm yếu tố nguy cơ hở eo tử cung.
  •   Một số hình ảnh/ siêu âm cổ tử cung ngả âm đạo
  • Lỗ trong cổ tử cung hình phễu ( khảo sát ở 2 trạng thái có và không có áp lực lên buồng trứng tử cung).
  • Sự tương quan giữa chiều dài cổ tử cung và hình dạng lỗ trong cổ tử cung: với các dạng T,Y,V,U.
  • Chiều dài cổ tử cung < 25 mm.
  • Đầu ối thành lập.
  • Hiện diện phần thai ở cổ tử cung hoặc âm đạo.
  1. ĐIỀU TRỊ
Khâu eo cổ tử cung là phương pháp điều trị chính trong hở eo tử cung.
  1.  Chỉ định khâu vòng cổ tử cung.
  • Chẩn đoán hở eo tử cung.
  • Có tiền sử khâu eo tử cung.
  1.  Chống chỉ định khâu vòng cổ tử cung.
  • Tử cung có cơn co.
  • Chảy máu từ tử cung.
  • Viêm màng ối.
  • Ối vỡ non.
  • Bất thường thai nhi.
  • Viêm sinh dục cấp.
  1. Kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung dự phòng
  1.  Thời điểm
Thực hiện ở tuổi thai 14 – 18 tuần ( 13 đến < 20 tuần).
  1.  Đánh giá trước thủ thuật
  • Siêu âm đánh giá tình trạng cổ tử cung.
  • Đánh giá tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Phải điều trị nếu có viêm nhiễm.
  1.  Phương pháp khâu cổ tử cung.
  • Có 5 kỹ thuật khác nhau:
  • Mc Donald.
  • Shirodkar.
  • Wurm.
  • Khâu ngả bụng.
  • Lash.
  • Phương pháp thường dùng nhất là Mc Donald
  • Dùng một loại chỉ không tan, bản rộng 5mm (Mercilene).
  • Mũi khâu nằm sâu trong mô cổ tử cung, ở vị trí ngang mức lỗ trong cổ tử cung, tránh xuyên qua đầu ối và bàng quang.
  • Cổ tử cung được đóng lại bởi 4 mũi kim làm thành một vòng chỉ thắt quanh cổ tử cung.
  • Khi cột chỉ khâu nên để ngón tay vào kênh cổ tử cung để tránh siết chỉ quá mức.
  1. Chăm sóc sau phẩu thuật
  • Bệnh nhân sau khâu vòng cổ tử cung phải được theo dõi cẩn thận: cơn gò, tình trạng đau bụng, ra huyết, ra nước âm đạo.
  • Nghỉ ngơi tại giường 12-24 giờ.
  • Xuất viện nếu bệnh nhân không có cơn co tử cung trong thời gian 24 giờ sau thủ thuật, không ra huyết âm đạo, không có ối vỡ trong quá trình theo dõi.
  • Chế độ ăn uống hợp lý.
  • Tránh giao hợp, đứng lâu, mang vật nặng.
  • Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung định kỳ khi khám.
  • Dùng Progesteron liên tục đến 36 tuần thai kỳ.
  • Cắt chỉ khâu khi thai ≥ 38 tuần hoặc có khi chuyển dạ.
  • Không bắt buộc sử dụng thuốc giảm co.
  • Dùng kháng sinh dự phòng.
  1. TAI BIẾN CỦA KHÂU VÒNG CỔ TỬ CUNG
  • Ối vỡ non.
  • Viêm màng ối.
  • Chuyển dạ sanh non.
  • Rách cổ tử cung.
  • Tổn thương bàng quang.
  • Xuất huyết.
  • Sinh khó do cổ tử cung.
  • Vỡ tử cung.
 
 
 
 
 

 

các bài viết khác