Ngày 21/09/2018, Hội Thảo "Bước Chân Vạn Dặm"

Sáng ngày 21/9/2018 tại Trung Tâm Hội Nghị 272 số 272 đường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, hội thảo “Bước chân Vạn dặm- Chuỗi thay đổi, sáng kiến hướng đến kiểm soát dịch HIV bền vững tại Việt Nam” nằm trong khuôn khổ dự án Tăng cường Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía nam (C-Link) được tổ chức với sự hỗ trợ của Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR Vietnam) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID Vietnam)

 
 
Trong những năm gần đây, chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi, sáng kiến đem lại hiệu quả đáng kể hướng đến đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.
Hội thảo "Bước chân vạn dặm" nhằm giúp nhìn lại những thành tựu đã qua, tạo động lực và niềm tin, mở ra những cơ hội hợp tác để tiếp tục kiểm soát dịch HIV bền vững tại Việt Nam.
 
 
Ngài Timothy Liston - Phó Tổng Lãnh sự Hoa kỳ tại Tp.HCM chia sẻ: “Tôi muốn ghi nhận và bày tỏ sự cảm kích tới các đối tác cộng đồng, thành viên trong các cộng đồng dễ bị tổn thương và các tổ chức cộng đồng (CBO) về vai trò và đóng góp của họ trong mục tiêu kiểm soát dịch HIV bền vững tại Việt Nam”.
Thông tin về Hội thảo từ Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống
Bài viết "Phó Tổng Lãnh sự Hoa kỳ ghi nhận đóng góp của các tổ chức cộng đồng (CBO) và sự kêu gọi của CBO hợp tác công-tư trong cung cấp dịch vụ dự phòng HIV" được đăng trên báo điện tử KINH DOANH PLUS:
http://kinhdoanhplus.vn/pho-tong-lanh-su-hoa-ky-ghi-nhan-dong-gop-cua-cac-to-chuc-cong-dong-cbo-va-su-keu-goi-cua-cbo-hop-tac-cong-tu-trong-cung-cap-dich-vu-du-phong-hiv-d196511/
(phóng viên ghi nhầm tỷ lệ phát hiện có HIV mới của đội ngũ tiếp cận C-Link xuống còn 1/3; báo cáo trong hội thảo là trên 60% trong tổng số các ca có HIV mới tại các địa phương mà dự án triển khai trong thời gian gần đây).
Hội thảo "Bước chân vạn dặm" nhằm giúp nhìn lại những thành tựu đã qua, tạo động lực và niềm tin, mở ra những cơ hội hợp tác để tiếp tục kiểm soát dịch HIV bền vững tại Việt Nam.
Hội thảo do:
Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống  (LIFE) tổ chức.

Địa chỉ: 140, Đường số 7, Khu Trung Sơn, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
www.facebook.com/LIFECentreVietnam
Điện Thoại : (84.28) 5431 9581/ (84.28) 5431 9580
Email: lifevietnam@life-vietnam.org
CHÚT BĂN KHOĂN KHI SAU KHI DỰ HỘI THẢO VỀ TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS
Thông tin từ Hội thảo chỉ ra rằng: trên 5 tỉnh thành (thành phố. HCM, BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai) nằm trong khuôn khổ dự án Tăng cường Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía nam (C-Link) được tổ chức với sự hỗ trợ của Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có được những kết quả đáng khuyến khích:
  • Rất nhiều nhóm tự lực, tổ chức dựa vào cộng đồng, doanh nghiệp xã hội đã được hình thành và phát triển.
  • Hoạt động của cộng đồng LGBT trong dự án tỏ ra nổi bật.
  • Thông qua cách tiếp cận mới (tìm cách phát triển sâu, rộng hơn trên các mối liên hệ bạn tình, bạn sử dụng chung chất gây nghiện…) số lượng ca có HIV chiếm tỷ lệ ấn tượng trên tổng số ca phát hiện mới gần đây (trên 60%).
  • Dịch vụ đa dạng hơn với rất nhiều phương án tiếp cận khách hàng.
Thông tin trên báo chí:
Từ đó, tồn tại những mối lo:
  • Tài trợ sẽ giảm; liệu các nhóm, tổ chức, doanh nghiệp của C-Link có thể tiếp tục trụ vững và phát triển?
  • Nhân viên tiếp cận cộng đồng đa phần thuộc về cộng đồng LGBT nên e rằng nhiều cá nhân có hành vi nguy cơ nằm ngoài cộng đồng LGBT sẽ có mức độ tiếp cận thấp hơn (nhóm người đi biển và bạn tình của họ, nhóm cán bộ tham nhũng, doanh nhân có thói quen quan hệ tình dục ngoài vợ, ngoài chồng…) dẫn đến bỏ sót ca nhiễm HIV mới?
  • Theo báo cáo tại Hội thảo thì hệ thống tham vấn xét nghiệm ngoài dự án của nhà nước tại 5 tỉnh thành triển khai dự án chỉ phát hiện dưới 40 % những ca nhiễm HIV mới (59 tỉnh thành còn lại có thể tỷ lệ cao hơn nhưng không rõ được tỷ lệ cụ thể). Như thế thì giải pháp nào cho hiện trạng này? Liệu chúng ta có đủ nhân lực và các phương tiện khác để hoặc triển khai đồng loạt cách tiếp cận mới như dự án C-Link đã và chỉnh đốn, đào tạo lại, nâng cấp các VCT và OPC hiện có nhằm đạt hiệu quả cao hơn?

 

các bài viết khác