Dự phòng suy dinh dưỡng trẻ nhỏ

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao.[1] Nên việc dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ vẫn là một chiến lược cấp bách trong tình hình xã hội hiện nay.


DỰ PHÒNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

TT Chăm sóc SKSS Bình Dương
Bs CKI Nguyễn Văn Minh
 
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao.[1] Nên việc dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ vẫn là một chiến lược cấp bách trong tình hình xã hội hiện nay.
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.
Những trẻ có nguy cơ dễ bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
  • Trẻ thấp cân (dưới 2500g). Trẻ không được bú sữa mẹ trong năm đầu.
  • Trẻ từ 6-18 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất vì lứa tuổi này bắt đầu ăn bổ sung và giảm dần bú mẹ.
  • Trẻ thường xuyên bị mắc bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
  • Trẻ thiếu chǎm sóc hay bị “bỏ rơi”.
  • Mẹ cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng. Thức ăn dặm thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả.
  • Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ, sau sanh dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa
  • Mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng, không có thời gian chăm sóc con cái. Hoặc do điều kiện kinh tế xã hội.
Tác hại của suy dinh dưỡng
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng cấp tính, tiêu chảy cấp hay viêm đường hô hấp cao.
  • Suy dinh dưỡng làm cho cơ quan trong cơ thể kém phát triển như hệ cơ, xương, miễn dịch, thiểu năng trí tuệ do thiếu các chất: sắt, Iod, DHA, Taurin. . .có thể ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ lúc tuổi dậy thì.
  • Giảm trí thông mình, thể lực suy yếu, thấp bé, chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp xã hôi thường kém, giảm khả năng tiếp thu trong học tâp.
Phòng chống suy dinh dưỡng
  • Cần cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho trẻ, đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng tuổi.
  • Chăm sóc trẻ bằng bữa ăn hợp lý: tập cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng (Gluxic, Lypid, Protein, Vitamin)
  • Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chọn thực phẩm tươi, hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đảm bảo ăn chín uống sôi.
  • Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, chăm sóc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bị bệnh.
  • Tẩy giun cho trẻ lúc đầy 12 tháng tuổi. Và tẩy giun theo định kỳ.
Lưu ý
  • Không cai sữa trẻ khi trời đang nóng hoặc quá lạnh, khi trẻ đang ốm, và lưu ý giai đoạn chuyển ăn bột sáng ăn cháo, từ cháo sáng cơm trẻ chưa thích nghi kịp.
  • Khi thay dổi môi trường sống như bắt đầu đi học ở nhà trẻ, trẻ chưa thích nghi kịp thời nên có phản ứng ăn kém ngủ kém dễ sút cân.
  • Tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng tiêm chủng đầy đủ. Trẻ 6- 36 tháng uống vitamin A định kỳ vệ sinh an toàn thực phẩm tránh nhiểm trùng đường ruột giun sán./.
.
 
 

[1] Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 25/05/2018. http://dangcongsan.vn/khoa-giao/ty-le-tre-em-suy-dinh-duong-thap-coi-o-viet-nam-van-o-muc-cao-485172.html

các bài viết khác