Chiến lược dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung tại tỉnh Bình Dương gia đoạn 2016 - 2025

Mô tả Chiến lược dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung tại tỉnh Bình Dương gia đoạn 2016 - 2025

Phát hiện và phòng chống ung thư cổ tử cung

 
Ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên thế giới, hàng năm có khoảng gần 500.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung trong đó hơn phân nửa bị tử vong. Đây cũng là bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ Việt Nam. Căn bệnh này đã trở thành gánh nặng cho riêng phái nữ, gia đình và cộng đồng.
  •  HPV( Human papilloma virus) là một nhóm virus bao gồm hơn 100 kiểu gene( genotype) khác nhau. Trong đó có khoảng 40 type xâm nhiễm niêm mạc hậu môn- sinh dục.
  • Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của DNA- HPV trong 99.7% các trường hợp ung thư tế bào gai ở cổ tử cung.HPV là nguyên  nhân hàng đầu của ung thư cổ tử cung ( UTCTC).
  • HPV được phân thành hai nhóm – “ nguy cơ cao” và “nguy cơ thấp”.Sự nhiễm các type “ nguy cơ cao” ở bệnh nhân có liên quan chặt chẽ với diễn tiến thành UTCTC (đặc biệt là type16,18).
  • Theo tổ chức y tế thế giới( WHO) thì UTCTC  là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới, chỉ sau ung thư vú.
  • Ngoài ra HPV còn gây các bệnh da lành tính: mụn cơm, mụn cóc, sùi mào gà ở da, dương vật, âm hộ, hậu môn...Trong hơn 100 chủng HPV, có 13 chủng nguy cơ cao có khả năng dẫn đến ung thư CTC, dương vật, trong đó 70% diễn tiến đến ung thư cổ tử cung gây ra bởi HPV type 16, 18. Khả năng tiến triển thành  UTCTC càng cao khi có thêm các yếu tố nguy cơ như: quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh kém, suy giảm miễn dịch, nghiện rượu, ma túy…
  • Trung bình cứ 1 triệu phụ nữ bĩ nhiễm HPV, có:
    • 100.000 (10%) sẽ có tế bào CTC bất thường
    • 8000 (0,8%) diễn tiến thành CIN III (UT CTC tại chổ)
    • 1600 (0,16%) diễn tiến thành UT CTC xâm lấn.
Các dấu hiệu nghi ngờ ung thư cổ tử cung:
 
  1. Xuất huyết âm đạo bất thường
  2. Tiết dịch âm đạo bất thường
  3. Đau khi giao hợp
  4. Đau vùng chậu
  5. Tiểu khó
  6. Rối loạn kinh nguyệt (Rong kinh, cường kinh…)
  7. Sụt cân, suy nhược không rõ nguyên nhân

Tầm soát ung thư cổ tử  cung:
  1. Lứa tuổi tầm soát:
  • Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục, tầm soát định kỳ hàng năm dù không có biểu hiện gì.
  1. Thời gian tầm soát:
  • Xét nghiệm mổi năm 1 lần. Nếu kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính thì có thể làm mổi 3 năm 1 lần.
  1. Phương pháp tầm soát:
  • Phết mỏng cổ tử cung (Pap’smear, Liqui – PREP, Thin’s pas).
  • Xét nghiệm xác định HPV DNA type 16, 18.
  • Quan sát trực tiếp AĐ, CTC với axit acetic (VIA) Lugol (VILI).
  • Soi AĐ, CTC.
Bạn có thể dừng việc sàng lọc nếu:
  • Ngoài 65 tuổi và đã có kết quả xét nghiệm Pap âm tính trong nhiều năm.
  • Cổ tử cung đã bị cắt bỏ.
 
  1. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung:
            Bạn có thể tiêm ngừa UTCTC tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, số 213, đường Yersin, Phường Phú Cường, Tp Thủ Dầu Một.
 
Loại vaccine GARDASIL
(Tứ giá)
CERVARIX
(Nhị giá)
Nơi sản xuất Merck Sharp &Dohme
(Mỹ)
GlaxoSmithKline
(Bỉ)
Kháng nguyên L1
(VLP)
HPV 6, 11, 16, 18 HPV 16, 18
Chỉ định phòng
ngừa
Tiền ung thư CTC, âm hộ , âm
đạo, mào gà sinh dục
Tiền ung thư CTC
Lịch tiêm 0 - 2 - 6 (tháng) 0-1-6 (tháng)
  • Độ tuổi tiêm ngừa: 9 - 26 tuổi, tốt nhất khi chưa có hoạt động tình dục.
  • Không cần thiết xét nghiệm miễn dịch trước khi tiêm ngừa.
  • Không khuyến cáo tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai.
 

các bài viết khác